Các bài viết

Bài viết được lựa chọn nhất đang chờ đợi bạn . Kiểm tra này ra

Lịch nghỉ tết Đinh Dậu 2017 - Tết 2017 được nghỉ mấy ngày

Lịch nghỉ tết Đinh Dậu 2017 - Tết 2017 được nghỉ mấy ngày



Lịch nghỉ tết Đinh Dậu 2017 - Năm 2017 người lao động có thể được nghỉ tết âm lịch đến 9 ngày

Theo quy định của Bộ Luật Lao động, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 5 ngày, từ 30 tháng Chạp đến mồng 4 Tết.

Ngày mùng 1 và mùng 2 tết Nguyên Đán 2017 rơi vào hai ngày nghỉ cuối tuần là thứ bảy và chủ nhật, vì thế người lao động được nghỉ bù thêm 2 ngày.

 Lịch Nghỉ Tết Âm Lịch 2017 sẽ kéo dài từ ngày 30 tháng chạp đến hết ngày mùng 9 tết âm lịch (nhằm ngày 27/01/2017 đến hết ngày 5/02/2017 dương lịch) và sẽ bắt đầu đi làm lại vào ngày mùng 10 tết  âm lịch, tức là ngày 5/02/2017.

Năm 2017, Chính phủ cho phép các cơ quan đơn vị bố trí làm bù và Lịch Nghỉ Tết Âm Lịch 2017 nâng tổng số ngày nghỉ tết lên 9 ngày. Vì vậy du khách trong nước và các công ty đã lên kế hoạch du lịch tết 2017 cho cán bộ nhân viên.

Tổng cộng số ngày nghỉ tết Nguyên đán 2017 dự đoán sẽ là 10 ngày, từ ngày 30 tháng chạp năm Bính Thân đến hết ngày mùng 9 tháng Giêng năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/1/2017 đến hết ngày 5/2/2017 Dương lịch), và vì ngày mùng 7 rơi vào ngày thứ sáu và không nằm trong ngày nghỉ lễ nên người lao động sẽ đi làm bù vào ngày 15 tháng giêng (nhằm ngày 11/2/2017 Dương lịch).

HAI PHƯƠNG ÁN NGHỈ TẾT ÂM LỊCH 2017

Giữa hai phương án nghỉ Tết Đinh Dậu 7 ngày hoặc 10 ngày trình lên Chính phủ, Bộ Lao động cho rằng nghỉ 7 ngày hợp lý hơn vì không quá dài.

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội có tờ trình Chính phủ về các ngày nghỉ lễ Tết năm 2017. Do dịp lễ Tết có ngày làm việc xen kẽ dịp nghỉ cuối tuần nên Bộ đưa ra các phương án với số ngày nghỉ khác nhau.
Dịp Tết Âm lịch có hai phương án nghỉ 7 hoặc 10 ngày. Phương án thứ nhất, công chức sẽ nghỉ từ 26/1 đến 1/2/2017 (tức 29 tháng chạp năm Bính Thân đến mùng 5 tháng giêng năm Đinh Dậu). Do mùng 1, mùng 2 Tết Âm lịch rơi vào hai ngày cuối tuần, công chức được nghỉ bù vào mùng 4, mùng 5 Tết. Tổng cộng có 7 ngày nghỉ và không hoán đổi.
Phương án nghỉ 7 ngày
Phương án nghỉ 7 ngày
Phương án thứ hai, công chức nghỉ từ 27/1 đến hết 5/2/2017 (tức 30 tháng chạp năm Bính Thân đến mùng 9 tháng giêng năm Đinh Dậu). Việc hoán đổi ngày nghỉ thực hiện như sau: công chức đi làm thứ bảy 11/2/1017 nghỉ thứ sáu 3/2/2017, để kỳ nghỉ kéo dài 10 ngày liên tục.
phuong-an-nghi-10-ngay
Lãnh đạo Bộ Lao động cho rằng, phương án nghỉ 7 ngày là hài hòa, không quá ngắn cũng không quá dài.
Dịp giỗ Tổ Hùng Vương Bộ Lao động cũng đưa ra hai phương án nghỉ một ngày hoặc 4 ngày. Phương án đầu tiên là nghỉ đúng một ngày mùng 10 tháng ba Âm lịch (6/4).
Phương án thứ hai hoán đổi ngày nghỉ, công chức đi làm bù vào thứ bảy một tuần sau đó để được nghỉ liên tục 4 ngày cuối tuần từ thứ năm đến hết chủ nhật (6/4 đến 9/4/2017). Bộ Lao động ủng hộ phương án thứ hai.
Những dịp lễ khác sẽ nghỉ theo quy định của Luật Lao động.
Tết Dương lịch dự kiến nghỉ 3 ngày (31/12/2016 đến hết 2/1/2017).
Dịp 30/4 và 1/5 có bốn ngày nghỉ liên tiếp (29/4 đến 2/5/2017).
Quốc khánh 2/9 vào thứ bảy, công chức được nghỉ bù vào thứ hai, ngày 4/9, tổng cộng nghỉ liên tiếp 3 ngày.
Nếu Chính phủ thông qua phương án nghỉ 7 ngày Tết Âm lịch và không hoán đổi ngày nghỉ dịp giỗ Tổ Hùng Vương, công chức sẽ được nghỉ tổng cộng 18 ngày. Nếu theo phương án hai, số ngày nghỉ lễ, Tết sẽ tăng lên 24.
Từ năm 2010, Chính phủ đồng ý hoán đổi ngày nghỉ hàng tuần vào một số dịp lễ, Tết khi có tình huống nghỉ ngắt quãng. Việc này giúp đợt nghỉ dài hơn, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, tham gia các hoạt động văn hóa, vui chơi. Năm 2016, người dân cả nước có 22 ngày nghỉ lễ Tết, trong đó nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày.
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017Theo luật lao động, ngày nghỉ tết Nguyên đán là 5 ngày từ ngày 30 tháng chạp đến hết mùng 4 tết.

Ngày mùng 1 và mùng 2 tết Nguyên Đán 2017 rơi vào hai ngày nghỉ cuối tuần là thứ bảy và chủ nhật, vì thế người lao động được nghỉ bù thêm 2 ngày.

Tổng cộng số ngày nghỉ tết Nguyên đán 2017 dự đoán sẽ là 10 ngày, từ ngày 30 tháng chạp năm Bính Thân đến hết ngày mùng 9 tháng Giêng năm Đinh Dậu (nhằm ngày 27/1/2017 đến hết ngày 5/2/2017 Dương lịch), và vì ngày mùng 7 rơi vào ngày thứ sáu và không nằm trong ngày nghỉ lễ nên người lao động sẽ đi làm bù vào ngày 15 tháng giêng (nhằm ngày 11/2/2017 Dương lịch

Lịch nghỉ tết nguyên đán 2017

Tử Vi tuổi thìn tất tần tật năm 2016

Tử Vi tuổi thìn tất tần tật năm 2016

Đầu năm Xem Tử vi 2016 Tuổi Thìn Tất Tần Tật

Đây là phần luận đoán sơ lược tử vi 2016 cho người tuổi Thìn. Bao gồm: Giáp Thìn, Bính Thìn, Mậu Thìn, Canh Thìn, Nhâm Thìn. Bạn có xem thêm chi tiết tử vi 2016 tuổi Thìn cho từng tuổi hoa giáp.

I. Tử vi 2016 về tài lộc, sự nghiệp và tình yêu hôn nhân của người tuổi Thìn

1. Tài lộc của người tuổi Thìn trong năm Bính Thân 2016

30% tài lộc của con người là do trời phú. 70% phát đạt giàu có là dựa vào bản thân. Sinh mệnh sinh ra rồi lại chết đi, cuộc đời vận chuyển mãi không ngừng, tiền bạc phú quý giống nhu nước chảy. Theo phân tích vận hoá của hơn 120 sao trong lá số tử vi, cùng với sự vận hành kết hợp luân phiên nhau của 10 thiên can và 12 địa chi, thể hiện vô số cơ duyên trong từng năm. Tổng kết quy luật vận hành này sẽ khiến chúng ta tìm ra được xu thế và huớng đi của tài lộc, mà đúc kết thực tiễn 12 con giáp ứng với hàng triệu người sẽ giúp chúng ta “tìm lành tránh dữ” trên con đuờng tìm kiếm sự phát tài.
tu-vi-2016-tuoi-thin
Quan niệm về quản lý tài chính của người tuổi Thìn rất rõ ràng. Nếu có thể hài hoà giữa hiện thực và lí tưởng, coi việc kiếm tiền là “lẽ sống” thì họ có thể trở thành “siêu tỉ phú”.
Tuy nhiên, nhìn vào cá tính của người tuổi Thìn, nếu thu vào nhiều thì chi ra cũng khá lớn. Bởi vậy, nêu họ muổn tích kiệm có kế hoạch thì có thể theo đuổi một số “nghề phụ” như đầu tư vào cổ phiếu hay buôn bán bất động sản, đó là cách tốt để “tăng và giữ gìn tài sản”.
Những người tuổi Thìn đa phần “được trời cho lộc”, tài lộc thông suốt, ít khi gặp nguy khôn, song tốt nhất vẫn nên thận trọng với tiền đồ tương lai.

Tài lộc trong năm 2016 Bính Thân của tuổi Thìn

Tử vi 2016 luận rằng người tuổi Thìn khó “nắm chắc” trong năm Bính Thân này, không nên tham lam. Điều đặc biệt cần dừng lại đúng lúc, nếu không rất có thể lâm vào hoàn cảnh tài chính tồi tệ. Tháng xấu nhất cho tài lộc năm Thân là tháng 1, 2, 5 và 9 âm lịch, cần đặc biệt chú ý tới quản lý thu chi, cố gắng hạn chế vào các hoạt động đầu tư mạo hiểm. Còn các tháng tốt là tháng 3, 4, 7, 8 và 12 âm lịch, nhờ có “Tài Tinh” chiếu ở trên cao, nên nắm chắc thời cơ, tích cực hành động mau lẹ.

2. Sự nghiệp năm 2016 của người tuổi Tý

Những người chuyên nghiên cứu về thuật số tử vi cho rằng: nắm vững được quy luật qua từng năm của 12 con giáp, biết lựa theo sự thay đổi của thời cuộc, sắp xếp sự nghiệp, công việc và cuộc sống một cách hợp lý sẽ giúp cuộc đời mỗi người có được sự hanh thông, hiển đạt.
Mặc dù sự nghiệp của tuổi Thìn 2016 sẽ phải đứng trước rất nhiều sự cạnh tranh nhưng nếu nắm được thế chủ động và tích cực tiến lên thì họ vẫn có thể có nhiều tiến bộ với những thành công đáng nể.
Trong khi giải quyết các mâu thuẫn ở cả bên trong và bên ngoài, họ cần tránh có thái độ tự cao, tự đại để cố gắng tranh thủ sự ủng hộ của mọi người xung quanh, giúp cho công việc được tiến triển nhanh chóng. Các tháng mà sự nghiệp của họ sẽ có bước phát triển vượt trội trong năm này là tháng 1, tháng 2, tháng 7, tháng 8, tháng 9 và tháng 12 âm lịch, cần cố gắng nắm bắt thời cơ.
Một điều nữa họ cũng cần hết sức ghi nhớ là phải quyết đoán trong mọi trường hợp, tránh để lỡ mất cơ hội vào tay người khác.
Qua tử vi năm 2016 thấy rằng những tháng âm lịch sau đây, người tuổi Thìn về sự nghiệp và công việc có một số nét chính như sau:
Tháng 1: Người tuổi Thìn được sao tốt chiếu mệnh nên sự nghiệp sẽ có bước phát triển thuận lợi. Họ cũng nên thử nghiệm mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, họ tuyệt đối không nên vội vàng, hấp tấp khi quyết định hướng đi cho tiền đồ của mình mà cần lập một kế hoạch chi tiết, cụ thể đế tìm ra con đường đi phù hợp nhất. Trong tháng này, những người tuổi Thìn đang là diễn viên điện ảnh hoặc người mẫu sẽ có những biểu hiện đột phá, nổi trội trong công việc.
Tháng 2: Sự nghiệp của người tuổi Thìn tương đối thuận lợi vào đầu tháng nhưng về cuối tháng lại gặp khá nhiều trắc trỏ, khó khăn. Nếu không có quyết tâm tiến lên thì rất có thể họ sẽ thất bại vào đúng thời điểm này.
Tháng 3: Sự nghiệp của người tuổi Thìn cũng giống như người đang đi thuyền trên dồng nưốc ngược vậy: dễ thụt lùi mà khó tiến lên. Nếu quá nôn nóng, lo lắng cho sự nghiệp của mình, rất có thể họ sẽ ở trong tình cảnh “giục tốc bất đạt”. Mặt khác, với tính cách hơi bảo thủ nên việc tiến lên một cách dũng cảm nhưng mù quáng của họ ở một mức độ nào đó cũng sẽ tạo nên những kết quả không mấy tốt đẹp. Nhưng nếu quá cẩn trọng và lo lắng thì họ cũng không thể phát huy được hết những tài năng của mình và rất có thể sẽ để lỡ mất những cơ hội tốt.
Tháng 5: Tất cả những khúc mắc trong công việc của người tuổi Thìn đều sẽ lần lượt được tháo gỡ. Sự nghiệp của họ sẽ có bước phát triển lổn, có thể nói là “một bước đến trời”. Nhiệm vụ quan trọng nhất của họ trong giai đoạn này là biết cách nắm lấy cơ hội, phát hiện ra suy nghĩ của người khác để nắm được thế chủ động. Một điều nữa họ cần hết sức lưu ý là dù làm bất cứ việc gì cũng đều phải biết điều chỉnh tâm trạng của mình, không nên tiếc nuối mãi những gì đã qua bởi chỉ có như vậy thì công việc, sự nghiệp của họ mới thật sự phát triển được.
Tháng 9: Người tuổi Thìn được sao tốt chiếu mệnh nên công việc, sự nghiệp đều vô cùng thuận lợi. Nhiệm vụ quan trọng nhất của họ là nhìn nhân rõ tình hình để xác định đúng mục tiêu, không nên tùy tiện bỏ qua bất kỳ một chi tiết nhỏ nào cả. Nếu may mắn, họ có thể biến nguy thành an nhưng nếu để mất cơ hội thì lại giống như rơi vào một vũng lầy và nếu chỉ dựa vào sức mình thì sẽ khó mà thoát ra được.
Tháng 12: Sự nghiệp của người tuổi Thìn sẽ có bước phát triển vượt trội. Tất cả những cản trở trước đây đều bị họ phá vỡ và vượt qua để tìm thấy những cơ hội mới. Nhiệm vụ quan trọng nhất của họ trong tháng này là phải tìm ra được nhược điểm của mình và cho thuồc đúng bệnh, đồng thời lên kế hoạch cụ thể, chi tiết cho công việc của cả một năm sau. 

3. Tình yêu hôn nhân của người tuổi Thìn

Tình yêu là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hạnh phúc của mỗi con ngưòi. Theo đuổi một tình yêu đẹp cũng là nơi ý nghĩa của cuộc sống tồn tại. Tù xưa đến nay, ai cũng mong muốn có được một tình yêu đẹp và sẽ được sống suốt đời trong mật ngọt của tình yêu đó. “Những người có số đào hoa thì thường gặp được nhiều điều may mắn”. Những người cầm tinh khác nhau thì số phận, tình duyên của họ cũng sẽ khác nhau. Nếu biết trước được số phận nhu thế nào thì chúng ta hoàn toàn có thể nắm bắt được cuộc đời, biến hung thành cát, biến họa thành phúc.
Sức hấp dẫn của người tuổi Thìn nằm ở tính cách rộng rãi, lạc quan. Nếu việc gì đó không được như ý, người tuổi Thìn cũng ít khi thể hiện sự thất vọng, chán chường trên khuôn mặt. Sự lãng mạn, ngây thơ và tính cách cỏi mỏ, vui vẻ càng làm cho họ trỏ nên hấp dẫn hơn trong mát người khác giới. Vì vậy, ngay cả khi có va chạm với những người thì họ cũng dễ dàng giành được cảm tình của đối phương.
Nam giới tuổi Thìn khi yêu thường thể hiện tính cách đa sầu đa cảm của mình. Sau khi kết hôn, họ cũng trở nên trầm tĩnh và sâu lắng hơn nhưng chính đây lại là đặc điểm giúp họ thu hút sự chú ý của những người khác giới nhiều.
Vì rất có lòng tự trọng nên nam giới tuổi Thìn không chỉ sợ bị tổn thương mà còn sợ mình cũng làm tổn thương người khác. Vì thế, họ sẽ rất tôn trọng, yêu thương người yêu của mình. Họ cũng rất hiểu và biết thông cảm vối tâm trạng của phụ nữ nên lại càng hấp dẫn người khác phải nhiều hơn nữa.
Trong cuộc sống hàng ngày, nữ giới tuổi Thìn thường khá nghiêm túc, ôn hòa. Những người này nên thể hiện sự nữ tính, mềm yếu nhiều hơn nữa để cho đối phương biết rằng họ cũng cần được giúp đỡ, nhất là với những người bạn trai thân thiết. Hãy để cho những người đàn ông xung quanh bạn biết rằng bên trong vẻ cứng cỏi, nghiêm túc của bạn là một tâm hồn và trái tim dịu dàng, lãng mạn. Làm như vậy, họ sẽ càng yêu quý bạn hơn nữa.
Nữ giới tuổi Thìn rất hợp với kiểu tóc uốn quăn thành từng lọn, cho dù là tóc dài hay tóc ngắn thì uốn quăn sẽ làm họ trông hấp dẫn và xinh đẹp hơn. Họ cũng phù hợp để mặc những bộ quần áo với đường may táo bạo, gợi cảm và bắt mắt, chất vải mềm mại và có hoa văn nổi bật. Những màu sắc cơ bản như màu vàng và màu đỏ có thế khiến cho vẻ đẹp của họ càng thêm rực rỡ, thu hút được sự chú ý của rất nhiều người.

4. Tử vi tuổi Thìn năm 2016 về vận đào hoa

Người tuổi Thìn thường có số đào hoa rất tốt, thường phát sau năm 26 tuổi nhất là với nam giới.
Nữ giới tuổi Thìn thường rất biết tiết chế tình cảm trong khi yêu và cũng không bao giờ xiêu lòng ngay sau cái nhìn đầu tiên, kể cả khi đối tượng là một người hoàn mỹ. Chính đặc điểm này đã khiến cho nữ giới tuổi Thìn mất đi khá nhiều ưu thế trong tình yêu.
Theo phong thủy, một số đồ vật sau đây có thể mang lại may mắn và tình yêu cho người tuổi Thìn:
  • Hoa may mắn: Hoa Tuyết tháng 6
  • Quả may mắn: Quả dâu tây
  • Đá quý may mắn: Hồng ngọc (đá ru-bi)

5. Phương pháp tăng vận tình duyên cho tuổi Thìn trong năm Bính Thân 2016

Người tuổi Thìn nên ăn nhiều nho để bổ huyết, bổ khí; ăn nhiều mật ong để giữ gìn sắc đẹp và kéo dài tuổi thanh xuân. Ngoài ra, muốn đường tình duyên được ổn định và mạnh mẽ hơn, người tuổi Thìn cũng nên đặt ở góc nhà gần cửa ra vào nhất một ngọn đèn màu vàng ấm áp và chỉ tắt đi những lúc ra ngoài hoặc khi đi ngủ. Làm như vậy, đường tình duyên của người tuổi Thìn sẽ dần ổn định và mạnh mẽ hơn.
Đầu năm Xem Tử vi 2016 Tuổi Thìn Tất Tần Tật
Người tuổi Thìn cũng nên cố gắng cười nhiều hơn. Bản tính lãng mạn, ngây thơ của họ đã là quá đủ để thu hút sự chú ý của người khác. Nếu có thêm một chút nước hoa nhẹ nhàng thì vẻ đẹp ấy quả thực sẽ là hoàn hảo.

II. Một vài nét chung của tuổi Thìn

6. Tổng quan về tuổi Thìn

Rồng tượng trưng cho sự thành công. Từ khi mới sinh ra, người tuổi Thìn đã gặp nhiều may mắn, có được lý tưởng cao cả. Quan niệm nhiều khi cố chấp nhưng thông minh. Đòi hỏi sự hoàn hảo đối với mọi việc, rất cầu toàn. Thích mạo hiểm và tràn đầy nhiệt huyết cũng như sức sống mãnh liệt. Tuy có một số đặc tính khiến cho người khác cảm thấy khó chịu, nhưng nhìn chung những người tuổi Thìn đều rất có duyên. Sau khi trưởng thành, họ vẫn luôn nhớ về tuổi thơ, và theo đuổi cuộc sống lãng mạn. Người tuổi Thìn cực kì vui vẻ, thuận lợi lúc về già, chính là “muốn gió được gió, muôn mưa được mưa”.

7. Tính cách của người tuổi Thìn với công việc

Trong các truyện truyền thuyết, thần thoại, nhân vật rồng to lớn, oai phong thường để lại cho người đọc rất nhiều suy tưởng. Phẩm chất thần kỳ đó cũng xuất hiện và được thể hiện khá rõ nét ở người tuổi Thìn.
Họ đều rất khoan dung, độ lượng, luôn tràn đầy sức sống và sự lạc quan. Tuy có môt số tật xấu là luôn coi mình là trung tâm, phiến diện, phán đoán không có căn cứ, hay suy nghĩ ngược lại với người khác, đưa ra những yêu cầu quá cao,… nhưng họ vẫn được rất nhiều người ngưỡng mộ, sùng bái. Vì rất kiêu ngạo và thanh cao nên họ cũng xác định được lý tưởng cho mình từ rất sớm; đồng thời, họ cũng yêu cầu những người khác phải đạt được tiêu chuẩn cao nhu vậy.
Vì tính cách quá cứng rắn nên người tuổi Thìn có khả năng bùng nổ rất lốn. Với những việc cần thiết, họ sẽ tự bắt tay vào làm mà sẽ không thực hiện bằng cách viêt thư hoặc gọi điện thoại. Họ có mặt ở đâu là sẽ thu hút sự chú ý của mọi người ở đó và mọi việc sẽ được tiến hành đúng theo ý họ. Họ có thể kích thích được sự nhiệt tình của tất cả mọi người trong khi tiếp xúc. Tuy nhiên, họ không cần đến bất kỳ một sự kích thích nào từ phía người khác vì bản thân họ đã luôn tràn đầy năng lượng.
Những người sinh năm Thìn  : 1916, 1928, 1940, 1952, 1964, 1976, 1988, 2000, 2012, 2024

Tử vi 2016 tuổi Mậu Thìn nữ mạng chi tiết

Tử vi 2016 xem chi tiết tử vi tuổi Mậu Thìn nữ mạng về vận niên, tài chính, tình cảm, sức khỏe và các điểm nổi bật từng tháng trong năm mới Bính Thân 2016
Đây là phần luận giải lá số tử vi Mậu Thìn nữ mạng, 29 tuổi (âm lịch), sinh từ 17/02/1988 đến 05/02/1989 trong năm 2016 Bính Thân.
tu-vi-2016-mau-thin-nu-mang-11
tu-vi-2016-mau-thin-nu-mang-12
Hướng dẫn Chuẩn bị mâm cúng rằm tháng giêng năm bính thân

Hướng dẫn Chuẩn bị mâm cúng rằm tháng giêng năm bính thân

Ngày 15/1 âm lịch hay còn gọi là ngày rằm tháng Giêng là một trong những ngày rất quan trọng của người châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng
“Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng” hay “Giỗ tết cả năm không bằng ngày rằm tháng Giêng” là những câu thành ngữ nói lên tầm quan trọng của ngày rằm tháng Giêng. Vào ngày này người dân thường đi lễ chùa đồng thời làm lễ cúng Phật và gia tiên để cầu mong những điều tốt lành cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên không nhiều người biết đến ý nghĩa, cách chuẩn bị đồ lễ rằm tháng giêng và văn khấn trong ngày rằm tháng giêng này.

Vì sao rằm tháng Giêng gọi là Tết nguyên tiêu

Có nhiều lý giải cho việc tại sao rằm tháng Giêng được gọi là Tết Nguyên Tiêu. Theo Phật giáo, ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng là ngày của Phật, Phật tử đến ngày đó thường phải đi lễ chùa. Đêm rằm tháng Giêng là đêm (Tiêu) đầu tiên (Nguyên), nhiều người tin rằng đây là đêm Phật giáng lâm nên rằm tháng Giêng thường là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn
Còn theo truyền thuyết Trung Hoa, thì thời Hán Vũ Đế có một cung nữ tên là Nguyên Tiêu, do đã qua nhiều cái Tết mà không được đoàn tụ với gia đình nên có ý định nhảy xuống giếng tự vẫn. Cô may mắn được Đông Phương Sóc, một sủng thần của Hán Vũ Đế cứu sống. Nghe chuyện của cô gái, Đông Phương Sóc bày kế truyền khắp kinh thành quẻ bói “mười sáu tháng Giêng bị lửa thiêu” (tạm dịch: vào ngày 16 tháng Giêng cả kinh thành sẽ bị hỏa thiêu), bảo mọi người muốn sống thì hãy tâu lên nhà vua tìm cách.
Hán Vũ Đế nghe tin liền triệu ông đến bàn tính việc đối phó với thần hỏa. Đông Phương Sóc liền tâu: Nghe nói thần hỏa rất thích ăn bánh trôi, có thể giao cho Nguyên Tiêu trong cung khéo tay làm bánh đãi hỏa thần. Để thưởng công “dẹp nạn lửa” cho cô gái, vua đã cho cô về đoàn tụ với gia đình, và ngày rằm tháng giêng cùng chiếc bánh được đặt tên “nguyên tiêu”. Vào ngày tết này, người dân Trung Quốc thường tổ chức lễ hội đèn lồng, treo đèn với ý nghĩa “để Ngọc Hoàng lầm tưởng thành Trường An đang bị lửa thiêu” trong câu chuyện năm nào.
Rằm tháng Giêng còn là lễ thượng nguyên, là tháng bắt đầu của những người nông dân chuẩn bị xuống đồng. Trước khi xuống đồng, họ làm lễ để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu. Cùng với rằm tháng Giêng, còn có rằm tháng bảy là lễ trung nguyên và rằm tháng mười là lễ hạ nguyên.

Chuẩn bị đồ lễ cúng rằm tháng Giêng

Ngày rằm tháng Giêng, người Việt rất coi trọng lễ cúng tại nhà. Các gia đình thường sắm hai lễ cúng rằm, một là cúng Phật, hai là cúng gia tiên vào giờ Ngọ. Tùy vào điều kiện kinh tế hay phong tục tập quán mà mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng mỗi gia đình chuẩn bị đồ cúng khác nhau. Nhưng tựu chung là đều thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, Phật thánh và cầu mong một năm an lành, may mắn. Có hai dạng lễ cúng là lễ cúng chay (cho ban thờ Phật) và lễ cúng mặn (cho ban thờ gia tiên).
Mâm cỗ cúng Phật gồm:
– Hoa quả. Chè xôi.
– Các món đậu.
– Canh xào không thêm nhiều hương liệu. (Chay)
– Bánh trôi nước.
Cỗ chay tùy loại có từ 10, 12 tới 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay là sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành. Màu đỏ tượng trưng cho hành hỏa, xanh của hành mộc, đen của hành thổ, màu trắng của hành thủy, màu vàng hành kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.
Mâm cỗ cúng gia tiên:
Mâm cỗ mặn thông thường có 4 bát, 6 đĩa, tổng cộng thành tròn 10 món.
– 4 bát gồm bát ninh măng, bát bóng, bát miến, bát mọc.
– 6 đĩa gồm thịt gà (hoặc thịt lợn), giò (hoặc chả), nem thính (đĩa xào), dưa muối, xôi (hoặc bánh chưng) và nước chấm.
Đồ lễ khác gồm:
Trái cây
Hoa cúc kim cương
Nhang trầm 30
Đèn cầy
Gạo hủ
Muối hủ
Trà pha sẵn
Rượu nếp
Nước chai
Giấy cúng Rằm
Chè
Xôi
Cháo trắng
red-arrowNếu Quý Khách không có thời gian chuẩn bị MÂM CÚNG RẰM THÁNG GIÊNG thì Liên Hệ: 0969 69 59 19 Mr Khương để được tư vấn, báo giá, giao hàng miễn phí tận nơi.
[IMG] Đến với Công Ty Tâm Linh quý khách sẽ được những lợi ích sau:
  • Lựa chọn những lễ vật theo yêu cầu.
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm.
  • Đảm bảo về giá.
  • Hóa đơn chứng từ đầy đủ. (VAT)
  • Tiết kiệm thời gian.
  • Tiết kiệm chi phí.

Văn khấn Tết nguyên tiêu (Rằm tháng Giêng) tại nhà

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.
– Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.
– Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.
Tín chủ (chúng) con là: ………………………………………..
Ngụ tại:………………………………………………………………
Hôm nay là ngày rằm tháng giêng năm… gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các các cụ Tổ khảo, Tổ tỉ, chư vị hương linh gia tiên nội ngoại họ………………. nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời ông bà Tiền chủ, Hậu chủ tại về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tôn lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Cúng Rước - Đưa Ông Bà Ngày Tết

Cúng Rước - Đưa Ông Bà Ngày Tết

Cúng rước ông bà

Nguồn gốc, ý nghĩa

Đối với dân tộc ta, chữ Hiếu được xem là một trong những thước đo phẩm chất của con người. Và một trong những cách thể hiện cho tròn chữ hiếu đó là việc thờ cúng tổ tiên, ông bà. Trong quan niệm dân gian, mặc dù ông bà đã chết nhưng linh hồn vẫn còn sống về phù hộ con cháu mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. “Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn”, nên những dịp lễ Tết, người ta thường hay mời ông bà về chung vui với mình. Đó là sợi dây vô hình nối giữa người còn sống và người đã chết.
Thờ cúng tổ tiên, ông bà là tấm lòng biết ơn của người còn sống đối với tiền nhân – những người đã có công sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ mình nên người. Ngoài ra, nó cũng là một nét đẹp truyền thống, đạo lý sâu xa của dân tộc về việc giáo dục chữ Hiếu, nguồn cội cho cháu con, nhắc nhở họ nhớ về những kỷ niệm, công đức của ông bà.
Chính vì lẽ đó mà từ nhà giàu sang cho đến gia đình nghèo khó đều đặt bàn thờ gia tiên ở nơi trang trọng nhất, ngay chính giữa nhà, như là sự tôn kính tuyệt đối của mình đối với vong linh những vị tổ tiên trong gia đình.
Vì vậy vào các dịp đầu năm mới, ngày giỗ, con cháu tề tựu đông đủ việc cúng tổ tiên được tổ chức long trọng.
Vào đúng giao thừa, người ta đặt thức cúng lên bàn thờ gia tiên, thắp hương tưởng niệm, khấn vái, rước ông bà về nhà cùng con cháu vui xuân. Các ngày tiếp theo, người ta đều cúng cơm cho đến hết Tết, làm lễ tiễn ông bà thì việc thờ cúng gia tiên trong ngày Tết mới coi là xong.

Phong tục thờ cúng

Tục rước ông bà của người Nam bộ xưa rất cầu kỳ. Sau khi dọn mâm cỗ lên bàn thờ, người chủ nhà phải mặc áo dài, khăn đóng, kính cẩn hai tay bưng khay lễ có trầu, rượu ra tận cổng hoặc phần mộ mời tổ tiên vào nhà. Cùng đi có hai đứa trẻ cầm hai cây mía chừa lá ngọn buộc túm lại, gọi là gậy ông bà. Vào đến nhà, cặp gậy ông bà được cột đứng hai bên bàn thờ. Người chủ nhà bắt đầu dâng hương, rót rượu mời tổ tiên và báo cóa ngày sau là ngày Nguyên đán, mời ông bà về cùng vui với con cháu.
Các sản vật được đặt lên bàn thờ của tổ tiên: bộ lư đồng được lau chùi, đánh bóng, lư hương sạch sẽ cùng với các loại bánh mứt, rượu ngon, bánh chưng và đặc biệt là mâm ngũ quả được bày biện gọn gang, đẹp mắt trên một cái dĩa ngay vị trí trang trọng ở bàn thờ.
Theo như tên gọi mâm ngũ quả thì phải có đủ 5 loại trái cây. Việc chọn các loại quả cũng có sự khác nhau theo từng vùng. Có nơi người ta dung ý nghĩa của màu sắc để thể hiện quan niệm tốt lành của mình trong ngày Tết, như: màu xanh tượng trưng cho sức sống mãnh liệt (chuối xanh), màu vàng tượng trưng cho sự ấm no (bưởi, đu đủ)… Có nơi lại dùng ý nghĩa tên gọi của từng loại quả để thể hiện ước vọng của mình trong ngày xuân, như: hồng, quýt tượng trưng cho sự thành đạt, phật thủ tượng trưng cho sự an lành…
Riêng ở Nam Bộ, mâm ngũ quả vẫn cứ như truyền thống gồm: mãng cầu, sung, dừa xiêm, dừa xiêm, đu đủ, xoài, mà theo quan niệm dân gian thường gửi gắm một ước mơ đơn sơ: cầu sung vừa đủ xài hay cầu vừa đủ xài mà thôi.
Mâm ngũ quả ngày Tết thể hiện sự phong phú của hoa trái thiên nhiên, thành quả lao động mệt nhọc sau một năm gặt hái. Đồng thời cũng thể hiện đạo lý nhớ về cội nguồn “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, có lộc trời thì thành kính dâng lên tổ tiên, tạ ơn trời đất…
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam có truyền thống lâu đời, là một biểu hiện của văn hóa dân tộc, đến mức nâng lên thành đạo – đạo thờ ông bà, đạo làm con. 

Cúng đưa ông bà (Lễ hóa vàng/ Lễ Tạ năm mới)

Nguồn gốc, ý nghĩa

Theo truyền thống xưa, sau khi mời Tổ tiên về dự 3 ngày Tết với con cháu vào ngày 30 Tết (29 Tết), đến ngày mùng 3 Tết hoặc ngày khai hạ mồng bảy Tết, là ngày cuối cùng, tiệc xuân đã man, con cháu lại cáo lễ để tiễn đưa tổ tiên trở về âm cảnh.
Lễ này, tục gọi là “đưa ông bà”, lễ hóa vàng cho Tổ tiên, hay lễ tạ năm mới.
“Mồng một Tết Cha,
Mồng hai Tết mẹ,
Mồng 3 Tết Thầy”
Vậy nên ông bà tổ tiêng ở lại ăn Tết với con cháu đến hết ngày mồng 3. Mùng 4 và mùng 5 mới là ngày tiễn các cụ về với cõi vĩnh hằng.

Phong tục thờ cúng

Theo GS sử học Lê Văn Lan, tục hóa vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hóa vàng thường gắn liền với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian. Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía)
Theo một số chuyên gia văn hóa phương Đông, việc chọn ngày làm lễ hóa vàng tùy thuộc vào mỗi gia đình, chủ yếu từ ngày mùng 3 đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán. Điều quan trọng nhất là phải có lễ tạ gia tiên, gia thần và chư vị thánh thần, phật. Theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng của chủ nhà mới được người âm chứng giám.
Sauk hi lễ, các gia chủ sẽ hóa vàng. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau. Tục xưa, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài cây mía dài theo dân gian là để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.

Lễ vật

Lễ vật dâng cúng trong lễ tạ năm mới gồm: Nhang, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo, mâm lễ mặn hoặc chay cùng các món ăn ngày Tết đầy đủ, tinh khiết.

Văn khấn

- Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
- Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
- Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
- Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần
- Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
- Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm …………………
Chúng con là: ……………………………tuổi………………
Hiện cư ngụ tại ……………………………………………….
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)

Bài văn cúng giổ tổ ngành xây dựng

Bài văn cúng giổ tổ ngành xây dựng

Bài Văn Cúng Giổ Tổ Ngành Xây Dựng

Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.
Tín chủ con là …………………………………………..
Ngụ tại……………………………………… .. ……………………………………….
Hôm nay là ngày 20 tháng Chạp năm 2014 AL
Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.
Con kính mời ngài Thánh sư nghề  Xây Dựng
Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề Xây Dựng . thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
                                                               Nam mô A Di Đà Phật!
                                                               Nam mô A Di Đà Phật!
                                                               Nam mô A Di Đà Phật!
Những điều cần biết về lễ cúng ông Công, ông Táo

Những điều cần biết về lễ cúng ông Công, ông Táo

Trước khi cúng Táo quân cần phải làm lễ “quan soái” và phải cúng Táo quân trước giờ Ngọ, bởi sau 12 giờ Táo quân sẽ bay về trời.
Ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch) là ngày Táo quân về trời để báo cáo công việc đã xảy ra dưới trần gian trong vòng một năm qua. Bởi vậy, vào ngày này các gia đình đều thành tâm chuẩn bị lễ vật tiễn ông Công, ông Táo về trời.
Tuy nhiên, hiện nay do phong tục mỗi nơi mỗi khác và có nhiều tranh luận khác nhau về vấn đề chuẩn bị lễ vật để ông Công, ông Táo về trời. Đơn giản nhất đó chính là việc nên dùng cá chép sống (cá thật) hay cá chép giấy để làm lễ tiễn ông Công, ông Táo…
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên đã có cuộc trao đổi với chuyên gia phong thủy Hoàng Anh Hùng (Hà Nội) về những việc cần làm và những lễ vật cần chuẩn bị cho ngày cúng ông Công, ông Táo.
Theo chuyên gia phong thủy Hoàng Anh Hùng, ngày 23 tháng chạp là ngày ông Công, ông Táo  hay còn gọi là lễ quan thổ công, táo công lên tâu Ngọc Hoàng về tình hình dưới hạ giới trong vòng một năm qua.
Những điều cần biết về lễ cúng ông Công, ông Táo - 1
Cúng ông Công, ông Táo rất quan trọng trong năm.
Thông thường trong ngày này, các gia đình sẽ kết hợp làm lễ “quan soái” hay còn gọi là sửa bát hương. Riêng đối với lễ “quan soái” thì cần phải làm trước khi làm lễ ông Công, ông Táo. Có nghĩa là phải làm sạch (lau bát hương, để lại 3 chân hương đẹp nhất lau sạch sẽ rồi cắm lại vào bát hương).
“Nên nhớ rằng, lễ quan soái một năm chỉ có 1 ngày đó là ngày 23 tháng Chạp, chứ không phải này nào cũng làm được việc này”, chuyên gia phong thủy Hùng cho biết.
Sau khi làm lễ “quan soái” xong, thì chuẩn bị đồ lễ cúng ông Công, ông Táo. Các đồ lễ cần chuẩn bị đó là: 1 bộ mũ, y phục (mũ mão), hài, 3 con cá chép sống (đi thả phóng sinh sau khi cúng). Lễ mặn gồm có: xôi, gà, trầu cau.
“Hiện nay, nhiều gia đình không dùng cá chép sống để cúng trong ngày này nữa, thay vào đó họ dùng cá chép giấy, sau khi cúng xong họ thiêu, hóa (âm hỏa). Tôi nghĩ điều này là chấp nhận được, bởi dùng cá chép sống cúng xong rồi phóng sinh như hiện nay đôi khi không tốt cho môi trường, vì chưa chắc cá chép đã sống được, đó là chưa kể những kẻ trục lợi vớt cá chép ngay sau khi phóng sinh”, chuyên gia phong thủy Hùng phân tích.
Ngoài ra, ông Hùng cũng cho biết, việc chuẩn bị lễ cũng không cần sắm quá nhiều lễ vật, vì điều này vừa lãng phí lại vừa hủy hoại môi trường.
“Theo tôi, chỉ cần chuẩn bị tiền vàng 3 lễ là đủ, hương mỗi bát một nén đúng như các bậc tiền bối đã răn dạy: 'Một nén hương thơm thấm đủ cửu trùng', chuyên gia phong thủy Hùng nói.
Cuối cùng, chuyên gia phong thủy Hùng cho biết, riêng đối với việc cúng ông Công, ông Táo thì các gia đình nên cúng trước giờ Ngọ. Bởi, nếu qua Ngọ mới cúng thì sẽ không còn giá trị tâm linh vì lúc đó cá đã bay lên chầu trời.
Bài cúng khấn Tết Ông Táo 23 tháng Chạp phổ biến nhất:
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là: ……………
Ngụ tại:…………
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắm sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.

Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
(Theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam - NXB Văn hóa Thông tin)
Tổng hợp các bài văn khấn (bài cúng) trong các ngày tết 2016

Tổng hợp các bài văn khấn (bài cúng) trong các ngày tết 2016

Tổng hợp các bài văn khấn (bài cúng) trong các ngày tết 2016

Đây là các bài văn cúng ngày tết: trong nhà, ngoài trời, và cúng mùng 1 trong ngày Tết Nguyên Đán, mọi người có thể xem hoặc in ra giấy để dễ dàng đọc hơn.

Bài cúng giao thường trong nhà


Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Kính lạy  :

Đức Đương Lai hạ sinh DI LẶC Tôn Phật.
Hoàng Thiên , Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
Long Mạch , Táo Quân , chư vị Tôn Thần.
Các cụ Tổ Tiên nội , ngoại chư vị tiên linh.
Nay phút giao thừa năm ..............,
Chúng con là………………………
Ngụ tại………………………………………

Phút giao thừa vừa tới , nay theo vận luật , tống cựu nghênh tân , giờ Tý đầu Xuân , đón mừng Nguyên Đán , tín chủ chúng con thành tâm , sửa biện hương hoa phẩm vật , nghi lễ cung trần , dâng lên trước án , cúng dâng Phật Thánh , dâng hiến Tôn Thần , tiến cúng Tổ Tiên , đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con xin kính mời :

Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương , Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa , Phúc Đức Chính Thần , các Ngài Ngũ phương , Ngũ thổ , Long Mạch Tài Thần , các Ngài Bản gia Táo Quân và chư vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Con lại kính mời các cụ tiên linh Cao Tằng Tổ Khảo , Cao Tằng Tổ Tỷ , Bá thúc huynh đệ , Cô di tỷ muội , nội ngoại tộc chư vị hương linh cúi xin giáng về linh sàng hâm hưởng lễ vật.

Tín chủ lại kính mời các vị vong linh Tiền chủ, Hậu chủ, y thảo phụ mộc ở trong đất này. Nhân tiết giao thừa , giáng lâm trước án chiêm ngưỡng tân xuân , thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ :  Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.


Bài Cúng Giao Thừa ngoài trời

Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!

Kính lạy :

Đức Đương lai hạ sinh DI LẶC TÔN PHẬT.
Hoàng Thiên , Hậu Thổ , chư vị Tôn Thần.
Ngài Cựu Niên Đương cai Hành khiển.

Đương niên Thiên Quan Chu Vương Hành khiển , Thiên Ôn hành binh chi thần , Lý Tào phán quan năm ...........

Các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch, Táo Quân, chư vị Tôn Thần.
Nay là phút giao thừa năm .................
Chúng con là……………..
Ngụ tại ………………….

Phút thiêng giao thừa vừa tới , năm cũ qua đi , đón mừng năm mới , tam dương khai thái , vạn tượng canh tân. Nay Ngài Thái Tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng Đế giám sát vạn dân , dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt.

Quan cũ về triều để khuyết , lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay , thể đức hiều sinh , ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân , tín chủ chúng con thành tâm , sửa biện hương hoa phẩm vật , nghi lễ cung trần , dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh , dâng hiến Tôn Thần , đốt nén tâm hương dốc lòng bái thỉnh.

Chúng con kính mời:  Ngài Cựu niên Đương cai , Ngài Tân niên Đương cai Thái Tuế Chí đức Tôn thần , Ngài Bản cảnh Thành Hoàng Chư vị Đại Vương , Ngài Bản xứ Thần Linh Thổ Địa , Phúc Đức Chính Thần, các Ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Long mạch Tài Thần, các Bản gia Táo Quân và chư vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ:  Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Bài cúng tổ tiên ngày mùng 1 tết nguyên đán

Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!

Kính lạy  :

Đức Đương Lai hạ sinh DI LẶC Tôn Phật .

Các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ , Bá thúc huynh đệ, Cô di tỷ muội, đường thượng tiên linh các hương hồn nội tộc, ngoại tộc.
Nay theo Tuế luật, Âm Dương vận hành tới tuần Nguyên Đán, mồng Một đầu xuân mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới.

Con cháu tưởng niệm ân đức Tổ Tiên, như trời cao biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo ba xuân. Do đó chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa sang lễ vật , oản quả hương hoa kính dâng lên trước án.

Kính mời các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá thúc đệ huynh, Cô di tỷ muội, nam nữ tử tôn nội ngoại. Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng, hâm hưởng lễ vật.

Phù hộ độ trì cho con cháu năm mới an khang , mọi bề thuận lợi , sự nghiệp hanh thông. Bốn mùa không hạn ách nào xâm , tám tiết có điềm lành tiếp ứng. Tín chủ lại mời : các vị vong linh , tiền chủ , hậu chủ ở trong đất này cùng về hâm hường.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám

Cẩn cáo.

Bài cúng thần linh trong nhà mùng 1 tết

Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!
Nam Mô A Di Đà Phật!

Kính lạy :

Đức Đương Lai hạ sinh DI LẶC Tôn Phật.
Phật Trời , Hoàng Thiên Hậu Thổ.
Chư vị Tôn Thần.

Hôm nay là ngày mồng 1 tháng Giêng, nhằm ngày Tết Nguyên Đàn đầu xuân, giải trừ gió đông lạnh lẽo, hung nghiệt tiêu tan, đón mừng Nguyên Đán xuân thiên, mưa móc thấm nhuần, muôn vật tưng bừng đổi mới. Nơi nơi lễ tiết , chốn chốn tường trình.

Tín chủ con là …………………………..
Ngụ tại ……………………………………….

Nhân tiết minh niên sắm sửa hương hoa , cơm canh lễ vật bày ra trước án , dâng cúng Thiên Địa Tôn Thần. Thiết nghĩ Tôn Thần hào khí sáng loà , ân đức rộng lớn.

Ngôi cao vạn trượng uy nghi , vị chính mười phương biến hiện. Lòng thành vừa khởi , Tôn Đức càm thông. Cúi xin giáng lâm trước án , chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho chúng con mọi người hoan hỷ vinh xương , con cháu cát tường khang kiện. Mong ơn Đương Cảnh Thành Hoàng , đội đức Tôn Thần Bản xứ.

Hộ trì tín chủ , gia lộc gia ân , xá quá trừ tai.
Đầu năm chí giửa , nửa năm chí cuối , sự nghiệp hanh thônmg , sở cầu như ý.

Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.

Lễ cúng mùng 3 tháng giêng .

   ( Ngày nầy cũng là lễ cúng Tết Thầy, tôn vinh TỔ NGHIỆP ) .

LỄ CÚNG :
–  1 bình bông, 1 đĩa 5 thứ trái cây , 2 cây đèn cầy, 3 cây nhang , 3 chun rượu , 3 chun trà .
–  1 dĩa mứt, 1 miếng bánh tét (bánh chưng), 1 dĩa nhỏ muối , gạo.
–  1 con gà trống luộc.

LỜI KHẤN:
– Tịnh pháp giới chân ngôn: ÔM LAM, ÔM SĨ LÂM ( 3 LẦN )
– Án Thổ Địa chân ngôn : NAM MÔ TAM MÃN ĐA MỘT ĐÀ NẨM, ÁN ĐỘ RÔ ĐỘ RÔ , ĐỊA VĨ TA BÀ HA ( 3 LẦN ) .

Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm…, con tên …tuổi …hộ khẩu thường trú …phường…quận…Con cùng gia đình ra mắt chư Thần chu niên, Nhựt Nguyệt chư Thần , Tổ Thầy, Tổ Nghiệp nghề của con là …
Cúi xin chư vị độ trì tân niên PHƯỚC LỘC, gia sự bình an, nghiệp nghề thăng tiến , mọi sự hanh thông …

Nam mô Phổ cúng dường Bồ tát , ma ha tát.
– Lạy 3 lạy .