Showing posts with label Tâm linh. Show all posts
Showing posts with label Tâm linh. Show all posts
Bài cúng lễ ban tam bảo

Bài cúng lễ ban tam bảo

Theo tập tục văn hoá truyền thống, ở mỗi tỉnh thành, làng, xã Việt Nam đều có các Chùa chính là nơi thờ tự Phật, Bồ Tát, chư vị Hiền Thánh, Thần linh…
van khan le ban tam bao
1. Ý nghĩa lễ ban Tam Bảo
Ngày nay, theo phong tục tập quán người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở Chùa vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn Tam Bảo, cùng chư vị Hiền Thánh, Thần linh…
Chùa cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các vị Phật, Bồ Tát, các chư vị Hiền Thánh, Thần linh trong nhiều trường hợp đã đi vào cuộc sống tinh thần của con người. Nơi thờ tự còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu nguyện các Chư vị phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…

2. Lễ vật và cách cúng lễ ban Tam Bảo

Theo phong tục cổ truyền khi xem ngày đi lễ Chùa lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Phật, Bồ Tát, chư vị Hiền Thánh, Thần linh… nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản… để dâng cũng được.
- Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ Phật, Bồ Tát.

3. Hạ lễ sau khi lễ ban Tam Bảo

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá. Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính.



Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.
Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....
Tín chủ (chúng) con là: .......................
Ngụ tại: ......................
Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.
Chúng con xin dốc lòng kính lễ:
- Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.
- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Ta Bà.
- Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.
- Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.
- Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.
Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ...................... (công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).
Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.
Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.
Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật !
Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)
Bỏ tiền thật mua tiền giả

Bỏ tiền thật mua tiền giả

Ông bà ta có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng, có lành. Điều này không biết đúng hay sai?. Ai cũng có sự tín ngưởng bất cứ ở tôn giáo nào. Với tôi không biết phải nói sao để mọi người hiểu, có thể đúng với người này nhưng sai với người khác vi suy nghĩ chẳng ai giống ai cả.

Cung co hon
Ảnh minh họa (Internet)
Cứ đến ngày mồng 2 hoặc mười sáu âm lịch, tục của những người theo đạo Phật “Cúng cô hồn”. Giấy tiền vàng bạc mua về cúng vái đem đốt để người cỏi âm tức người đã chết nhận được có mà xài. Cùng xóm với nhau, hai nhà sát vách cứ đến ngày cúng nhà theo đạo Phật đem đống giấy ra trước sân đốt, giấy đốt thành tro bụi bay khắp xóm, nhà theo đạo Thiên Chúa bực mình phàn nàn, phân bua đủ chuyện. Không khéo đã kích nhau, nói xấu nhau về tôn giáo gây mất đoàn kết tình làng, nghĩa xóm vì chuyện đâu đâu.

Tôi có người chị họ mê tín tới mức gần như ngu muội. Ai bảo gì cũng nghe, ai xui chi cũng làm. Mẹ chị ấy mất gần năm, chị mua sắm đủ thứ cho mẹ. Nào là nhà lầu, xe hơi. Máy cassette, bàn ghế, giường ngủ, tủ thờ. v.v… bảo với người thân là mua những thứ đó cho mẹ để mẹ có nhà ở, mẹ không phải thiếu thốn thứ gì. Thật vô lý hết sức, những thư ấy ra chợ mua, nếu hết hàng phải đặt họ làm với giá thật mắc. Một căn nhà được xây dựng bằng tất cả giấy, giá trị mất 5 triệu đồng, một xe hơi 2 triệu, mỗi thứ như vậy chị họ tôi phải mất khá nhiều khoản tiền cộng lại. Mua đầy đủ những thứ ấy chị hạnh phúc lắm. Chồng chị cản ngăn không cho mua thì chị nổi giận còn bảo: “Mẹ tôi chứ đâu phải mẹ anh”. Vậy là hai vợ chồng đấu khẩu, ai cũng cho mình là đúng.

Tại sao lúc còn sống không làm cho cha mẹ vui lòng bằng cách săn sóc, hầu hạ cơm bưng nước rót, món ngon vật lạ. Đến khi chết rồi bày vẻ. Tất cả thành đống tro tàn, phải bỏ tiền ra để có những thứ ấy theo sự mê muội của mình mà cứ cho làm như vậy là đúng, là trả hiếu cho mẹ đầy đủ. Thực ra lúc bác tôi còn sống chị ấy không quan tâm tới bác tôi cho lắm. Nhiều hôm sang nhà thăm bác, tôi thấy bác hay lưng lưng nước mắt. Tôi hỏi sao bác buồn vậy?. Chị Hương không tốt với bác à? Bác như vừa cười, vừa khóc khóc trong tội làm sao ấy! Bây giờ bày biện đủ mọi thứ cứ tưởng mình là con hiếu thảo thật buồn cười. Cúng bái linh đình người sống hưởng chứ người đã khuất được gì đâu! Nghi thức cúng của gia đình mỗi người khác nhau, riêng tôi không cần cầu kỳ. Cứ đến ngày rằm hoặc mồng 1 âm lịch một nén nhang trên bàn thờ tổ tiên một bình hoa để trên bàn nếu có mua ít trái cây gọi là tấm lòng thành tưởng nhớ tới người đã khuất, như vậy là ấm cúng lắm rồi.

Sống phải có niềm tin chính từ nơi mình, Phật hoặc Chúa là một tôn giáo để mọi người tự do tín ngưỡng từ ngàn xưa để lại. Cốt lõi chính tôi, chúng ta phải lao động mới có miếng ăn và tồn tại trong sự sống. Không thể thụ động một chổ mà xin Trời Phật cho con thứ này, cho con thứ nọ. Chẳng có ai cho ta cả!… Tôi từng chứng kiến nhiều gia đình tiêu tiền phung phí, ăn chơi sa đọa đến khi lâm nợ lại van xin trời phật cho con trúng tờ vé số để con trả nợ. Theo kiểu sống như vậy, mãi mãi không bao giờ có được như ý . Cứ ngồi ở đó mà chờ “Sung rụng nhé!”. Vấn đề tôi vừa nói đến trong ý nghĩ mê tín dị đoan và thực hiện bằng những hành động bỏ tiền thật đi mua tiền giả. Có ai đó ra đường gặp một đám tang bên đạo Phật, sẽ nhìn thấy những đồng tiền âm phủ là đà bay trong gió từ trên xe ném xuống khắp các con đường, đủ màu trắng lẫn màu vàng có tờ 100 USD giống như thật. Làm mất nét mỹ quan của thành phố và cực khổ cho các anh chị lao công đường phố.

Giay vang ma 1
                                                                  Ảnh minh họa (Internet)
Thằng bé xóm tôi được tám tuổi, một hôm ra đường lượm về ba tờ giấy đô âm phủ, vừa tới trước cửa cậu hồ hởi la toáng lên: “Mẹ ơi! Hôm nay con có những ba tờ tiền đô giống như trong bóp mẹ có một tờ vậy!”. Cả nhà ôm bụng lăn ra cười gần như chảy nước mắt. Tình huống như vậy không biết lý giải cách nào cho cậu bé am hiểu tường tận trong lứa tuổi vừa lên tám.

Chỉ còn hơn một tháng nữa hết năm. Giáp Ngọ đi qua bà con ta chuẩn bị đón năm Ất Tỵ sắp về hy vọng mọi người thờ cúng Phật Trời bằng tâm linh không nên bày biện đốt nhiều giấy tiền vàng bạc quá. Mùa khô bà hỏa dễ viếng thăm lắm đấy! Một phút mất cảnh giác hậu quả khó lường.



Nguồn: xuangiao.com