Những lời chúc Tết dành cho thầy cô giáo

Những lời chúc Tết dành cho thầy cô giáo

1.  Sang năm Ất Mùi 2015 , kính chúc qúy thầy, qúy cô một năm mới bình an, sức khoẻ dồi dào, công danh thuận lợi, gặp nhiều may mắn và thành công. Chúc thầy cô luôn vui vẻ , luôn tươi trẻ và luôn chấm điểm rẻ. Chúc thầy cô có 1 bầu trời sức khỏe =>1 Biển cả tình thương =>1 Đại dương tình mẹ =>1 Điệp khúc tình cha =>1 Gia đình thịnh vượng. Chúc cả gia đình thày cô vạn sự như ý => Tỉ sự như mơ => Triệu điều bất ngờ => Không chờ cũng đến.

2.  Kính chúc qúy Thầy Cô và đại gia đình một năm mới an khang thịnh vượng, dồi dào sức khoẻ và an bình…

3. Nhân dịp năm mới Con xin gửi lời tri ân chân thành, sâu lắng tới những người cha, người mẹ thứ hai trong cuộc đời chúng con: “Chúc Thầy Cô năm mới hạnh phúc sức khỏe”.

4. Dưới ánh sáng mặt trời, không có nghề gì cao quý bằng nghề dạy học. Chúc các thầy, các cô luôn mạnh khỏe, bình an, công tác tốt và gia đình hạnh phúc.

5. Em chúc tất cả các thầy cô giáo luôn mạnh khoẻ, trẻ trung, vui tính, luôn luôn giữ vững niềm tin và ngày càng nâng cao sự dũng cảm trước những đứa học trò nghịch như quỷ sứ bọn em.

6. Em xin chúc các thầy các cô lời chúc tốt đẹp nhất. chúc các thầy cô hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình trong sự nghiệp trăm năm trồng người, trong công cuộc đổi mới của đất nước. Chân thành cám ơn Thầy Cô.

7. Kính thưa thầy, ngày đầu xuân năm mới, con xin kính chúc thày cô và gia quyến vạn sự an khang để dẫn dắt chúng con nên ngư­ời.  Con xin kính chúc thầy cô suốt đời hạnh phúc, kính chúc thầy cô có lớp lớp học sinh mỗi khi nhắc tới thầy cô đều tỏ lòng kính yêu, mến phục.

8. Nhân dịp năm mới con chúc các Thầy Cô luôn tươi trẻ để có những bài học hay cho thế hệ trẻ ngày nay. Sang năm mới con xin kính chúc các thầy cô giáo thêm sức khỏe để dạy dỗ cho các em những lứa học sinh tiếp bước vào đời trở thành con người có ích cho Xã hội, có tài góp sức xây dựng đất nước.

9. Chúc mừng các thầy cô nhân ngày tết Nguyên Đán xin kính chúc Thầy Cô thành công tiếp nối thành công trong sự nghiệp giáo dục, nhận nhiều quân, huy chương vì sự nghiệp giáo dục, xứng đáng là nhà giáo ưu tú,…

10. CUNG kính mời nhau chén rượu nồng
CHÚC mừng năm đến, tiễn năm xong
TÂN niên phúc lộc khơi vừa dạ
XUÂN mới tài danh khởi thỏa lòn
VẠN chuyện lo toan thay đổi hết
SỰ gì bế tắc thảy hanh thông
NHƯ anh, như chị, bằng bè bạn
Ý nguyện, duyên lành, đẹp ước mong

11. Nhân dịp năm mới, em xin gởi đến quý Thầy Cô lời cảm ơn chân thành đã dìu dắt chúng em đễn gần hơn với chân trời kiến thức. Kính chúc quý Thầy Cô luôn luôn mạnh khỏe và hạnh phúc để luôn mang đến cho chúng em ngày càng nhiều bài học hay và bổ ích.

12. Năm mới đến em chúc thấy cô năm mới An Khang Thịnh Vượng, sức khỏe dồi dào, hạnh phúc. Chúc thầy và toàn thể học trò của thầy cô năm học thành công và nhiều học sinh giỏi.

13. Chúc mừng các thầy cô nhân dịp năm mới luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc, thành đạt trong công việc và trong sự nghiệp trồng người!

Dù đi khắp bốn phương trời, mãi nhớ về Người! Thầy cô như ánh nến soi tõ đêm khuya, như tấm bảng đen vẽ nên kiến thức trong mỗi học trò. Dẫu mai đi bốn phương trời những lời thầy dạy đời đời khắc ghi.

14. Nhân dịp năm mới con chúc các Thầy Cô luôn mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn và nụ cười lúc nào cũng nở trên môi khi nhìn thấy những lớp học sinh của mình lớn khôn và thành người.

15. Kính chúc quý Thầy Cô và gia đình năm mới SỨC KHỎE DỒI DÀO, VẠN SỰ NHƯ Ý

16. Thật hạnh phúc làm sao khi mỗi ngày chúng con đi đến lớp lại được biết thêm những điều mới , hiểu thêm về cuộc sống này và đặc biệt hơn là lại được thấy khuôn mặt thân thương , nụ cười dịu hiền và dáng vẻ hăng say giảng bài cho chúng con của thầy cô. Chúng con đang cùng đi trên một chuyến đò qua con sông rộng mênh mông của tri thức. Con tự hỏi mình rằng: Nếu không có các thầy, các cô thì làm sao chúng con có thể chèo chống để đi được hết dòng sông tri thức?

17. Mừng Xuân chúc Tết đến Cô Thầy
Dồi dào sức khoẻ ông bà thọ
Ấm cúng bình an cháu chắt đầy
Vận hạn Thiên Di mừng gặp gỡ
Yên lành Bản Mệnh vững vàng may
Gia tăng Phúc Đức nhà êm ả
Thắng lợi an khang hạnh phúc xây.

18. Năm mới em xin kính chúc Thầy,
Bách niên trường thọ, sướng hơn Tây!
Cháu con thành đạt: hầu khuya sớm,
Cô vẫn trung trinh: bát nước đầy!

19. Mãi mãi bên em tiếng Thầy vang vọng
đã xa rồi mà cứ ngỡ hôm qua.
Bao lữ khách đi về trên bến vắng.
Người qua sông ai nhớ bến sông đời.
Từng dòng chữ suốt một đời lặng lẽ.
Vẫn âm thầm như bụi phấn rơi rơi.
Thầy cô như ánh nến soi tỏ đêm khuya.
Như tấm bảng đen vẽ nên kiến thức trong mỗi học trò.
Dẫu mai đi bốn phương trời những lời thầy dạy đời đời khắc ghi.
KÍNH CHÚC THẦY CÔ NĂM MỚI AN KHANH THỊNH VƯỢNG GIA ĐÌNH SỨC KHỎE

20. 
Chúc Thầy Xuân mới
Sự bình an sánh bước cùng Thầy
Gia Đình hạnh phúc xum vầy
An khang, thịnh Vượng, ngày ngày luôn xuân
Công danh giữa chốn thương trường
Trên yêu, dưới mến, cầm cương vững vàng
Chiến công, thành tựu huy hoàng
Luôn mang ý đẹp, Rạng danh công thầy
Chúc Cô Xuân mới
Con chúc Cô vạn ý viên thành,
Gia Đình hưởng trọn yên Bình,
Lộc tài thịnh vượng, thắm tình như xuân,
Trên yêu mến, dưới thương toại ý.
Công danh luôn thành ý, toại lòng, Cô luôn kết quả, thành công
Xuân vui hoa nở, tổ tông mỉm cười.
Tết của người Mường ở Hòa Bình

Tết của người Mường ở Hòa Bình


Người Mường tỉnh Hòa Bình thường ăn Tết bắt đầu từ ngày 27 – 28 tháng Chạp. Đối với người Mường, Tết Nguyên Đán là cái Tết quan trọng nhất, to nhất trong năm. Trong dịp Tết, mỗi nhà tổ chức một bữa cơm thịnh soạn nhất để dâng tổ tiên và thần thánh, bữa đó gọi là làm Tết.

Bữa làm Tết có thể làm cỗ dâng tổ tiên bằng thịt gà hoặc thịt lợn, xôi, rượu và các đồ lễ khác. Gia đình nào có cả một con lợn thịt trong dịp Tết thì được coi là ăn nên làm ra, tổ tiên vui mừng, con cháu hoan hỉ, cỗ bàn đầy đặn, cửa nhà sáng sủa.

Trong một mâm thờ thường có các lễ vật như bánh chưng và mật, rượu chai, cơm nếp, thịt luộc, chả rang và dồi, quếch, một ít tiền, một bát nước lã, trầu cau, mắm muối. Món thịt được bày trên một mảnh lá chuối. Gia chủ chọn đủ miếng trong một con lợn để bày vào mảnh lá chuối. Cùng với mâm cỗ Tết, người Mường còn trồng một cây nêu trước cửa nhà. Nêu được làm bằng cây tre hoặc cây lành hanh, cũng thuộc họ nhà tre, nhưng thân nhỏ, đốt thưa, thẳng và rất cao.

Sau khi mâm cỗ đã soạn đủ món được bưng lên đặt vào bàn thờ. Thông thường, bàn thờ tổ tiên được đặt 3 mâm: mâm ngoài cùng thờ bố mẹ, mâm thứ hai thờ ông bà, mâm thứ ba (trong cùng) thờ cụ kỵ.

Các vị trí đặt đồ thờ có thể ở trong nhà hay ngoài sân. Khi các mâm lễ được đặt vào vị trí, thầy cúng bắt đầu thực hiện khấn lễ. Đầu tiên, ông xướng tên và nơi ngự của các vị được thờ và lạy từng vị một; tiếp đó là phần trình bày lý do mời và dắt các vị về tận nhà chủ thờ.

Sau khi các vị đã an tọa, thầy cúng cùng tất cả con cháu trong nhà lạy chào tổ tiên và thần thánh. Sau thủ tục lạy chào, thầy cúng bắt đầu khấn dâng; dâng đủ 10 tuần cơm rượu thì được coi là các vị đã thật sự no say; rồi xin mời các cụ đứng dậy thu dọn đồ đạc trở về nơi ngự; con cháu lại xin được “rút mâm lui, lùi mâm xuống”, hưởng lộc của các cụ.

Mâm cỗ bày ăn gồm tất cả các món có trong mâm thờ và thêm món ớt, món nộm thịt thủ lợn, các loại rau đắng đồ, măng đắng đồ. Trước khi ăn, con cháu xếp hàng lạy kính các bậc cha mẹ, ông bà.

Người già đứng lên nói lời chúc cho con cháu sang năm mới mạnh khoẻ, làm ăn giàu có. Sau khi đã ổn định chỗ ngồi các mâm - tiếng Mường gọi là “buông cỗ” là thủ tục chào chúc tốt lành, mọi người mời nhau uống rượu, mời ăn các món lần lượt từ món rau đắng đồ đến món thịt luộc.

Sự mời mọc diễn ra liên tục suốt cả bữa cỗ, gần như là mỗi lần gắp là một câu hát thường dang, bọ mẹng, hát ví, mo, kể chuyện tình... làm bữa ăn thêm hoan hỉ. Sự nhiệt tình của mọi người đem lại niềm vui cho các thành viên trong gia đình. Tất cả đều thể hiện một ước vọng mong muốn một năm mới nhiều hạnh phúc và may mắn cho mọi người.

Đêm 30, tức ngày "chín cối tháng ba" theo lịch của người Mường, tất cả con cháu sẽ tụ tập ở đền thờ để làm lễ "khai sáng".

Lễ này được cúng cả bằng lễ chay và bằng lễ mặn. Lễ chay gồm các loại hoa quả trong vườn, càng nhiều càng tốt, để tổ tiên, thánh thần phù hộ cho mùa xuân mới nhiều lộc, hoa, trái. Lễ mặn gồm oản, gà, thịt, bánh dầy, bánh chưng.

Đặc biệt một thủ tục không thể thiếu trong đêm giao thừa của người Mường đó là một lễ cúng ngoài trời gồm một con cá diếc và một cái bánh chay. Sáng ra, lễ này được mang cho con trâu ăn trước, vì họ cũng quan niệm như người Kinh - "con trâu là đầu cơ nghiệp", cho con trâu ăn trước để con trâu đi làm.

Với người Mường, việc thờ cúng ngoài trời rất quan trọng nên trong những ngày Tết nhà ai cũng chuẩn bị cho mỗi thành viên trong gia đình một cây hương để cúng bản mệnh ngoài trời.

Món ăn trong ngày Tết của người Mường từ xưa đến nay không bao giờ thiếu bánh chưng và bánh dầy để biểu hiện trời tròn, đất vuông và cũng là để tưởng nhớ đến ông vua của người Mường là Vua Lang.

Gia đình nhà nào thờ cúng bao nhiêu người thì làm bao nhiêu cái bánh chưng. Trong ba ngày Tết, người ta chỉ tết cha, tết mẹ và tết thầy cúng - những người quan trọng nhất trong quan niệm của họ.

Trong ngày tết của người Mường, có một phong tục đặc sắc mà họ còn lưu giữ được là hát sắc bùa. Đây là một thể loại hát chúc tụng năm mới.
Các món ăn “chỉ Tết mới có” trên khắp Việt Nam

Các món ăn “chỉ Tết mới có” trên khắp Việt Nam

Tết Nguyên Đán là dịp mọi gia đình sum vầy, quây quần bên nhau. Dù đi xa nơi đâu nhưng mỗi khi Tết đến, người Việt lại trở về bên cha mẹ, người thân và thưởng thức không khí tuyệt vời của mùa xuân năm mới với những món ăn truyền thống đặc trưng.

Những món ăn ấy không chỉ có bánh chưng, bánh tét, thịt mỡ, dưa hành mà còn đó rất nhiều đặc sản mà “chỉ Tết mới có” trên khắp mọi nẻo đường của Tổ quốc…

Chè lam xứ Đoài
Nguyên liệu chính làm chè lam là gạo nếp cái hoa vàng rang đều cho nổ thành bỏng và đem bỏng nghiền thành bột mịn. Các phụ liệu khác làm chè lam cũng phải được chuẩn bị sẵn như mật mía phải là thứ mật mía sánh đặc; lạc rang vàng đem giã nhỏ vừa làm đôi; gừng bỏ vỏ xay nhuyễn.

Chè lam thường ăn chậm rãi, uống với chè. Những ngày trời thu mát lạnh, được thưởng thức món bánh này thật là thú vị.


Cá kho làng Vũ Đại, Hà Nam
Món cá kho làng Vũ Đại hay còn gọi là Cá kho Đại Hoàng, cá kho Nhân Hậu, cá kho Hà Nam, tất cả những tên gọi trên đều cùng là món cá kho cổ truyền của làng (là tên văn học - tên cũ là làng Đại Hoàng), nay là làng Nhân Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Món cá kho cổ truyền này đã nổi tiếng khắp nơi nơi trên toàn quốc và còn xuất khẩu ra nước ngoài. Món cá kho này rất đặc biệt bởi thịt cá cứng chắc, xương cá xốp mềm, cá có hương vị rất hấp dẫn và không còn mùi tanh thông thường của cá. Món cá kho được chế biến rất kỳ công và kho trong thời gian rất lâu khoảng 12-15h liên tục cùng với gia vị cổ truyền của làng nên có hương vị rất đặc trưng. Có thể khẳng định rằng món cá kho đặc biệt này là món cá kho ngon nhất Việt Nam. Chắc chắn bất kỳ ai đã từng được thưởng thức món cá đặc biệt này 1 lần là sẽ muốn được thưởng thức thêm nhiều lần nữa.


Thịt trâu gác bếp Tây Bắc (Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Lào Cai...)
Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc. Với người dân Sơn La, món trâu khô hay thịt trâu gác bếp này ngày nay không chỉ là món ăn ngon trong bữa cơm thường ngày nữa mà đã trở thành một mặt hàng đặc sản được giới thiệu với du khách thập phương.

Khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ, rồi hun bằng khói của than củi từ các núi đá. Những miếng thịt tươi ấy sẽ được gia giảm thêm rất nhiều hương liệu và gia vị, mặc dù những gia vị ấy nghe có vẻ rất quen thuộc như: muối, gừng, ớt, tiêu rừng. Tuy nhiên, những người Sơn La có một thứ gia vị đặc biệt là  đặc biệt là mắc khén – một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc. Họ sẽ trộn tất cả nguyên liệu theo tỉ lệ và gia vị đó để cho ra đời những sản phẩm độc đáo.

Sau khi đã tẩm ướp xong, người Thái Đen sẽ mắc những dây thịt trên giàn bếp, hun khói từ củi cây rừng. Gác bếp suốt hai tháng liền, khối thịt trâu ám khói đen và khô lại, thấm hết mọi gia vị vào trong. Trên bề mặt vẫn còn những hạt tiêu rừng, miếng ớt, miếng gừng…

Bánh rò xứ Quảng và bánh tổ Hội An (Quảng Nam)
Chất liệu hoàn toàn giống với bánh chưng, chỉ có khác thay vì hình dạng vuông vắn, bánh rò được gói thành hình tháp, mặt trên nhỏ hơn mặt dưới, mô phỏng các tháp của người Chăm!


Bánh tổ xuất hiện trên đất Hội An khá lâu, cùng thời với sự hình thành các khu phố cổ, được người Hoa du nhập từ thế kỷ 16 – 17 và tồn tại cho đến ngày nay. Bánh tổ cùng với món cao lầu là hai món ăn truyền thống, đặc trưng cho "văn hóa ẩm thực" và là món ngon, đặc sản phố cổ Hội An từ hàng trăm năm qua.

Me ngâm đường ở Huế
Me ngâm đường (me dầm) luôn được xem là một trong những món "mứt" cao cấp, đắt tiền nhưng vẫn được ưa chuộng nhất trong những món ăn Tết của người Việt. Đa số người Bắc, người Huế hay làm món me dầm trong dịp Tết.


Bánh phồng mì Trà Vinh
Trà Vinh cũng như nhiều vùng khác nữa ở ĐBSCL trồng khoai mì nhiều lắm. Khoai mì ngoài việc luộc, nướng, xay làm bột v.v… thì bánh phồng mì là món không thể thiếu mà ông bà xưa ở đây bày ra để mấy ngày lễ, Tết cúng kiến, tạ ơn tổ tiên, trời đất; rồi con cháu nhiều đời lưu truyền cho đến ngày nay.

Cốm nổ Bình Thuận
Cốm hộc được bày trang trọng trên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên lúc Giao Thừa về ăn Tết với con cháu, và khi hết ba ngày Tết cúng tiễn ông bà đi. Cúng xong, con cháu được hoan hỉ chia lộc no đủ đầu năm với những hộc cốm đầy đặn, đủ màu sắc. Không phải quanh năm lúc nào Cốm hộc cũng có bán ngoài chợ, mà phần lớn được làm thủ công trong gia đình những ngày cận Tết.

Lạp vịt Sóc Trăng
Lạp vịt tuy được bày bán quanh năm, nhưng vẫn là món không thể thiếu khi tết đến ở miền tây nam bộ. Có nhiều vùng làm lạp vịt ngon nổi tiếng như Sóc Trăng, Cần Giuộc (long an)… với những hương vị độc đáo khó quên.

Canh khổ qua nhồi thịt và thịt heo luộc ngâm nước mắm ở Sài Gòn
Canh khổ qua là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Nam bộ bởi theo dân gian thì khổ qua là món ăn mong muốn sự khổ cực trong năm cũ qua đi, để tiếp đón điều tốt đẹp trong năm mới.

Thịt heo ngâm nước mắm bắt nguồn từ Sài Gòn là món ăn đơn giản nhưng lại rất ngon, dễ làm, có vị đậm đà và cũng là món ăn truyền thống trong ngày Tết của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam. Từ bao đời nay, nhiều gia đình là không thể thiếu món thịt heo ngâm nước mắm trong ngày tết
Mẹo chống say tàu xe đơn giản cho các chuyến du lịch Tết

Mẹo chống say tàu xe đơn giản cho các chuyến du lịch Tết


1. Gừng:Từ xưa ông bà ta đã biết tác dụng chống say tàu xe cực kỳ hiệu quả của gừng, nguyên liệu dễ kiếm trong bếp nhà bạn. Trước chuyến du lịch bạn uống 1/4 chén nước cốt gừng hoặc bạn có thể mang theo 1 củ gừng tươi đã xắt lát để bạn ngậm trên xe, dán 1-2 lát gừng lên rốn để chống nôn, say tàu xe rất hay.

2. Vỏ cam, vỏ quýt:Vỏ cam, vỏ quýt có công dụng chống co thắt dạ dày, đồng thời mùi thơm của tinh dầu sẽ giúp an thần, làm giảm mùi hôi của xăng, xe,… vì vậy bạn có thể mang theo ít vỏ cam, vỏ quýt để ngậm, ăn có tác dụng chống nôn, chống say tàu xe rất hiệu quả.

3. Khoai lang sống:Khoai lang sống giúp trung hòa axit trong da dày vì vậy bạn có thể nhai nuốt cả bã khoai lang sống để giúp chống nôn, chống say tàu xe hiệu quả.

4. Day-Bấm huyệt:Một bí quyết rất đơn giản mà hiệu quả trong việc chống nôn, say tàu xe chính là day-bấm huyệt. Hãy sử dụng đầu ngón tay ấn trên huyệt cổ tay tầm 3-5 phút với tư thế ngón tay cái đặt ở mặt trên cổ tay, các ngón còn lại nằm phía dưới như hình.

5. Chọn chỗ ngồi tốt:Chọn một chỗ ngồi tốt trên xe cũng là một cách chống say tàu xe rất hiệu nghiệm. Chỗ ngồi tốt trên xe là ghế trước của xe, nơi thoáng khí và tránh việc ngồi đối diện với hướng xe chạy hoặc nhìn ra phía sau xe. Nếu thời tiết không quá nóng, bạn nên mở cửa, tắt điều hòa để thở không khí tự nhiên. Nếu bắt buộc phải bật điều hòa, hãy đặt chế độ lấy gió ngoài.

6. Hát:Khi ngồi trên xe bạn có thể nghe bài hát mình yêu thích và hát nhẩm theo để giúp bạn thư giãn đầu óc, thoải mái, thư thái hơn.

7. Không nên đọc báo:Khi ngồi xe bạn không nên đọc sách báo, bản đồ hay nhìn xuống sàn hoặc nhìn tập trung vào một điểm cố định trên xe.


8. Không ăn quá no:Không nên nhịn ăn khi đi xe nhưng bạn cũng không nên ăn quá no hay ăn các thức ăn chứa nhiều gia vị hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ trước khi ngồi xe.
9. Không nên uống rượu bia:Để tránh xáy ra tình trạng say xe, chóng mặt, buồn nôn bạn cũng không nên uống rượu, bia trước khi ngồi xe.

10. Lái xe nhẹ nhàng:Nhắc nhở, đề nghị người lái xe chạy nhẹ nhàng, đúng tốc độ khi qua các tuyến đường quanh co, không tăng tốc, giảm tốc liên tục hay đổ ngột,… gây khó chịu, buồn nôn.

11. Nhai kẹo cao su:Hãy chuẩn bị kẹo cao su và chai nước trước khi lên xe, bạn có thể nhai kẹo cao su và uống từng ngụm nước nhỏ để tránh việc bị say tàu xe rất hiệu quả.

12. Chơi trò chơi:
Nếu bạn dẫn theo trẻ em hãy bày trò chơi đố vui hay một trò chơi khác gây sự chú ý giúp trẻ tránh tình trạng say xe. Nhưng nhớ đừng cho trẻ chơi game máy tính hay trên điện thoại di động bởi chúng chỉ có tác động ngược lại.
Những lời chúc Tết ông bà hay và ý nghĩa

Những lời chúc Tết ông bà hay và ý nghĩa

Ông bà luôn cho ta sự ấm áp nhất, vì vậy bạn đừng quên dành thật nhiều tình cảm cho ông bà của mình không chỉ riêng vào các ngày lễ Tết. Hãy để ông bà cảm nhận được sự quan tâm của con cháu dành cho mình, như vậy ông bà mới có thể vui khỏe để sống thật lâu cùng  với con cháu. Ở cái tuổi xế bóng này, sự cô đơn chính là nỗi ám ảnh sợ hãi lớn nhất, là một người cháu hiếu thảo bạn hãy xoa dịu sự cô đơn trong lòng tuy chỉ cần một cái quan tâm thật nhỏ bé nào đó. Đó chính là gửi những bài thơ và những lời chúc ý nghĩa đến ông bà thân yêu của mình.

 

Câu 1: Kính chúc ông bà – Sống lâu trăm tuổi Mùa xuân đến con (cháu) xin chúc ông bà một năm mới nhiều may mắn, sẽ sống lâu thật lâu vui cùng con cháu ạ. 

Câu 2: Con xin kính chúc ông bà một năm mới thật hạnh phúc, tuy không được ở cạnh với ông bà, nhưng con sẽ không bao giờ quên được công dưỡng dạy mà ông bà đã dành cho con.

Câu 3: Được tin ông bà mới được lên chức, cháu vui mừng lắm. Chẳng có gì hơn, cháu chỉ muốn chúc ông bà có thật nhiều sức khỏe để có thể ở bên cạnh con cháu nhiều nhiều

Câu 4: Lại một mùa xuân nữa đã về, tóc của ông lại thêm sợi bạc. Năm nay cháu đã trưởng thành rất nhiều rồi ông ạ, ông đừng suy nghĩ nhiều nữa, hãy chăm lo thật tốt cho sức khỏe và sống vui vẻ để tóc của ông sẽ không phai màu theo năm tháng ông nhé. Chúc ông năm mới gặp thật nhiều may mắn và hạnh phúc

Câu 5:Bà ơi, năm nay con không thể về quê thăm bà bởi vì con phải ở lại làm việc. Dù vậy, bà cũng phải giữ gìn sức khỏe thật nhiều đấy nhé, con đã mua rất nhiều quà cho bà rồi nhưng vì có một chút bất trắc mà phải ăn Tết ở nơi đất khách quê người. Chúc bà một năm mới gặp nhiều may mắn và vui vẻ, xa con bà đừng buồn nhé.

Năm cũ vừa qua
Bước sang năm mới
Hôm nay con tới
Kính chúc Ông Bà
Sống lâu sức khỏe,
Trẻ mãi không già
Yêu thương thuận hòa
Cửa nhà sung túc
Hạnh phúc khang an
Ơn trên thương ban
Suốt năm may mắn
Làm ăn phấn chấn
Phúc, lộc, thọ, tài
Ông bà hưởng trọn
Đôi lời con mọn
Xin kính dâng lên
Ông Bà đừng quên
Lì xì cho con
Năm mới lấy hên
Con xin cám ơn Ông Bà.
---------------------------------


Năm cũ  đã qua năm mới lại đến
Hôm nay con đến kính chúc Ông Bà có là sức khỏe
Nhà cửa sung túc, hạnh phúc khang an, ơn trên thương bang
Phúc Lộc thọ tài, làm ăn tấn phát, năm mới gặp nhiều may mắn.

Mùa xuân Ất Mùi đã sang
Kính chúc ông bà An Khang Thịnh Vượng
Năm mới giảm bớt lo toan
Giữ gìn sức khỏe hân hoan tuổi già
------------------------------------------


Con vui khi thấy ông bà
Năm mới thêm tuổi nhưng rất yêu đời
Chúc ông chúc bà vui tươi
Sống mãi đời đời con cháu ấm no
------------------------------------------

Giáp Ngọ dừng bước Ất Mùi lên ngôi
Bệnh tật đẩy lùi vui cùng con cháu
Sáu bảy chục niên hiền hòa, vui, khỏe
Phúc lộc thọ hưởng an nhiên tuổi già
--------------------------------------------



Hoa bên nhà nở rộ,
Báo rằng Tết đã sang
Mang theo nhiều suy nghĩ.
Ông bà tuy lớn tuổi
Nhưng vẫn vui với đời,
Lòng con ơn nặng trĩu
Công lao lớn như trời.
Năm mới thật mạnh khỏe,
Hạnh phúc luôn ngời ngời
Con xin nguyện với đời
Chăm sóc mãi không thôi.
 Bí quyết giữ cho hoa đào hoa mai tươi lâu trong những ngày Tết

Bí quyết giữ cho hoa đào hoa mai tươi lâu trong những ngày Tết

1. Hoa đào



- Đối với những hoa được trồng trong chậu, bạn nên tưới nước hàng ngày cho cây. Không để cây ở nơi có hơi nóng, ánh nắng mặt trời chiếu nóng, để cây ở nơi sạch sẽ và ít bụi bẩn. Thực hiện được những điều như trên, hoa của bạn sẽ bền lâu và luôn luôn tươi đẹp.
- Khi mua hoa đào về, bạn nên đốt cành và đốt gốc để nhựa cây không bị chảy, chất dinh dưỡng dự trữ nuôi hoa trong cành không thẩm thấu được ra ngoài.
- Phải chú ý khâu đánh cây, tránh làm cây bị đứt nhiều rễ và vỡ bầu. Khi cần mang đi xa, nên đánh cây và trồng cây vào chậu ngay từ trước đó 1-2 tháng, sẽ đảm bảo cây sống 100% đối với cây đào thế.
- Nếu cành đào cắm trong nhà nở quá nhanh, ta có thể dùng dao sắc cứa một vòng quanh thân, cách gốc cành đào 1 gang tay để hạn chế chất dinh dưỡng lên thân nuôi hoa. Một cách khác thường được người dân sử dụng là cho sỏi vào trong bình giữ lạnh, đào sẽ nở chậm.
- Đối với thời tiết lạnh, hoa đào không nở kịp bạn có thể bạn cũng có thể tưới nước ấm, nếu thấy nụ còn nhỏ thì ta nên tưới sớm hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng một nắm vôi đắp quanh gốc, hoa của bạn sẽ nở rộ chỉ sau một đêm. Để đào được tươi lâu, chúng ta nên thay nước khoảng 2-3 ngày/lần.

2. Hoa mai

- Điều cần thiết thứ nhất bạn phải làm đó là tưới nước cho hoa hàng ngày, bạn chú ý nên tưới ướt đất nhưng không quá nhiều nước, cây sẽ bị ngập úng. Hoặc bạn có thể đào rãnh xung quanh chậu để giảm khả năng mai bị ngập úng.
- Khi hoa bắt đầu nở, bạn nên pha nước với ít phân urê (khoảng 5% đến 7%) để tưới cho cây.
- Vào Những ngày Tết, để giữ cho cánh hoa không bị rụng, bạn nên tưới nước trà pha loãng không nên tưới thẳng trà vào gốc. Hoặc có thể trước khi Tết khoảng 5 -7 ngày thêm một lượng phân kali (pha loãng với nước 5-10%) để tưới cây.
- Cây mai sau khi chơi tết sẽ bị còi vì đã dùng hầu hết dinh dưỡng cho ra hoa kết trái. Tốt nhất nên tiến hành bảo dưỡng từ mùng 10 tết để cây có thời gian sinh trưởng tốt nhất. Nếu còn nụ hoa nhiều vào lúc này nên cắt bỏ hết, nếu không cây sẽ càng còi cọc thêm và không tận dụng được dinh dưỡng nhiều.