Từ 23 tháng chạp trở đi là bắt đầu vào thời kỳ rộn ràng của mùa Tết, tính từ mốc sự kiện "đưa ông Táo về trời" (một nghi thức tiễn đưa thần bếp lên chầu Ngọc Hoàng báo cáo lại tình hình trong năm của chủ gia) vào ngày này.
Thiên hạ đua nhau nô nức mua sắm các vật dụng, đặc biệt là quần áo và thức ăn (việc buôn bán mùa Tết thường sẽ chấm dứt từ đúng ngọ ngày 29 hoặc 30 tháng chạp, từ khi đó lần đầu tiên trong năm, chợ búa trở nên vắng vẻ và các sạp trống không). Tại những bến xe tấp nập những người tha phương mua vé xe để trở về quê đoàn tụ cùng gia đình. Không khí lễ mỗi lúc một đầy ngập hơn, người người ai nấy đều nô nức rộn ràng chuẫn bị đón xuân.
Chợ Tết
Đấy là những chợ đặc biệt chỉ xuất hiện vào dịp Tết và chuyên buôn bán các loại "đặc sản" cho người dân hưởng xuân. Vì tất cả những người buôn bán hầu như sẽ nghỉ xả hơi trong những ngày Tết nên nảy sinh tâm lý mua dự trữ, đưa đến mức cầu rất cao. Hơn nữa, chợ Tết cũng để thỏa mãn một số nhu cầu mua sắm để thưởng ngoạn, để lễ bái như hoa kiểng, những loại trái cây, đặc biệt là dưa hấu và những loại trái có tên đem lại may mắn như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài v.v... Những loại chợ Tết đặc biệt cũng sẽ chấm dứt vào trước ngọ giao thừa. Vào những ngày này, các chợ sẽ bán suốt cả đêm, và đi chợ Tết đêm là một trong những cái thú đặc biệt.
Hương vị ngày Tết: bốn thức chủ lực "quốc hồn quốc túy"
Khoảng rằm tháng chạp, củ kiệu tươi được bày bán đầy các chợ. Các bà nội trợ mua về cắt lấy phần củ trắng nỏn nà, phơi qua vài nắng cho khô quắt lại rồi cho vào những ve keo, kế đó cho vào các ve củ kiệu này giấm sôi nấu với đường, xong đậy kín lại. Vào vài buổi chợ giáp tết họ mua thịt heo mỡ, trứng vịt để chuẫn bị món dự trữ chủ lực: thịt kho nước dừa; thêm đôi ba xấp bánh tráng, giá để làm dưa giá nữa là xong. Không ai là người Việt mà không cảm khái thứ hương vị dân tộc và khó quên ấy: bánh tráng nhúng nước cho mềm, trải ra trên một tay, cho lên đấy một miếng thịt mỡ, một miếng hột vịt, vài ba củ kiệu, ít dưa giá rồi cuốn lại, chấm vào tô nước thịt kho dằm miếng ớt. Ngày tết hễ đói bụng, hay muốn nhậu, ngoài các thứ đều không thể thiếu được "thịt kho, dưa giá, củ kiệu, bánh tráng". Phải nhìn thấy chúng, nếm chúng, nuốt chúng xuống dạ dày mới gọi là thưởng thức được hương xuân trọn vẹn.Riêng người Bắc, thay vì củ kiệu, một số người dùng củ hành ta với cách làm cũng tương tự. Ve dưa hành có màu hồng như ngọc, trông rất đẹp và "may mắn".
Màu của ngày Tết
Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, màu chủ lực trong ngày Tết vẫn là màu đỏ theo quan niệm màu đỏ là màu phát tài và may mắn. Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ: câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, ruột quả dưa hấu đỏ, hạt dưa nhuộm màu đỏ, quyển lịch đỏ. Người Việt Nam cũng thích chưng những loại hoa ánh đỏ như hồng, mãn đình hồng, hoa đào v.v... Trước đây khi pháo còn được cho phép đốt, đường xá ngập tràn trong màu đỏ của xác pháo nổ rân không ngớt kể từ giao thừa đến rạng sáng tết, rồi nổ lẻ tẻ mãi cho đến khi nào hết "mồng" mới thôi! Trang phục có tông màu đỏ cũng được ưa chuộng để mặc Tết.
Khái niệm thời gian
Mùa Tết, không ai bảo ai, mọi người đều cùng nhau dẹp bỏ dương lịch và quay trở sang âm lịch rất tự nhiên, với những khái niệm thời gian trước tết gọi là “hăm” (ngày 20 tháng chạp âm lịch +): hăm mốt tết, hăm chín tết (nếu rơi vào tháng chạp thiếu sẽ không có ngày ba mươi tết), sau tết gọi là “mồng”: mồng hai tết, mồng tám tết... Âm lịch hồi sinh thật kỳ diệu như thể luôn nhắc nhủ mỗi người Việt Nam về tính dân tộc, cổ truyền của ngày lễ trọng đại, thiêng liêng nhất này.
Thiên hạ đua nhau nô nức mua sắm các vật dụng, đặc biệt là quần áo và thức ăn (việc buôn bán mùa Tết thường sẽ chấm dứt từ đúng ngọ ngày 29 hoặc 30 tháng chạp, từ khi đó lần đầu tiên trong năm, chợ búa trở nên vắng vẻ và các sạp trống không). Tại những bến xe tấp nập những người tha phương mua vé xe để trở về quê đoàn tụ cùng gia đình. Không khí lễ mỗi lúc một đầy ngập hơn, người người ai nấy đều nô nức rộn ràng chuẫn bị đón xuân.
Chợ Tết
Đấy là những chợ đặc biệt chỉ xuất hiện vào dịp Tết và chuyên buôn bán các loại "đặc sản" cho người dân hưởng xuân. Vì tất cả những người buôn bán hầu như sẽ nghỉ xả hơi trong những ngày Tết nên nảy sinh tâm lý mua dự trữ, đưa đến mức cầu rất cao. Hơn nữa, chợ Tết cũng để thỏa mãn một số nhu cầu mua sắm để thưởng ngoạn, để lễ bái như hoa kiểng, những loại trái cây, đặc biệt là dưa hấu và những loại trái có tên đem lại may mắn như mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài v.v... Những loại chợ Tết đặc biệt cũng sẽ chấm dứt vào trước ngọ giao thừa. Vào những ngày này, các chợ sẽ bán suốt cả đêm, và đi chợ Tết đêm là một trong những cái thú đặc biệt.
Hương vị ngày Tết: bốn thức chủ lực "quốc hồn quốc túy"
Khoảng rằm tháng chạp, củ kiệu tươi được bày bán đầy các chợ. Các bà nội trợ mua về cắt lấy phần củ trắng nỏn nà, phơi qua vài nắng cho khô quắt lại rồi cho vào những ve keo, kế đó cho vào các ve củ kiệu này giấm sôi nấu với đường, xong đậy kín lại. Vào vài buổi chợ giáp tết họ mua thịt heo mỡ, trứng vịt để chuẫn bị món dự trữ chủ lực: thịt kho nước dừa; thêm đôi ba xấp bánh tráng, giá để làm dưa giá nữa là xong. Không ai là người Việt mà không cảm khái thứ hương vị dân tộc và khó quên ấy: bánh tráng nhúng nước cho mềm, trải ra trên một tay, cho lên đấy một miếng thịt mỡ, một miếng hột vịt, vài ba củ kiệu, ít dưa giá rồi cuốn lại, chấm vào tô nước thịt kho dằm miếng ớt. Ngày tết hễ đói bụng, hay muốn nhậu, ngoài các thứ đều không thể thiếu được "thịt kho, dưa giá, củ kiệu, bánh tráng". Phải nhìn thấy chúng, nếm chúng, nuốt chúng xuống dạ dày mới gọi là thưởng thức được hương xuân trọn vẹn.Riêng người Bắc, thay vì củ kiệu, một số người dùng củ hành ta với cách làm cũng tương tự. Ve dưa hành có màu hồng như ngọc, trông rất đẹp và "may mắn".
Màu của ngày Tết
Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc, màu chủ lực trong ngày Tết vẫn là màu đỏ theo quan niệm màu đỏ là màu phát tài và may mắn. Ngày Tết của Việt Nam ngập tràn màu đỏ: câu đối đỏ, phong bao lì xì đỏ, ruột quả dưa hấu đỏ, hạt dưa nhuộm màu đỏ, quyển lịch đỏ. Người Việt Nam cũng thích chưng những loại hoa ánh đỏ như hồng, mãn đình hồng, hoa đào v.v... Trước đây khi pháo còn được cho phép đốt, đường xá ngập tràn trong màu đỏ của xác pháo nổ rân không ngớt kể từ giao thừa đến rạng sáng tết, rồi nổ lẻ tẻ mãi cho đến khi nào hết "mồng" mới thôi! Trang phục có tông màu đỏ cũng được ưa chuộng để mặc Tết.
Khái niệm thời gian
Mùa Tết, không ai bảo ai, mọi người đều cùng nhau dẹp bỏ dương lịch và quay trở sang âm lịch rất tự nhiên, với những khái niệm thời gian trước tết gọi là “hăm” (ngày 20 tháng chạp âm lịch +): hăm mốt tết, hăm chín tết (nếu rơi vào tháng chạp thiếu sẽ không có ngày ba mươi tết), sau tết gọi là “mồng”: mồng hai tết, mồng tám tết... Âm lịch hồi sinh thật kỳ diệu như thể luôn nhắc nhủ mỗi người Việt Nam về tính dân tộc, cổ truyền của ngày lễ trọng đại, thiêng liêng nhất này.