Showing posts with label Mẹo vặt nhà bếp. Show all posts
Showing posts with label Mẹo vặt nhà bếp. Show all posts
Cách chọn mua rau củ tươi ngon

Cách chọn mua rau củ tươi ngon



Chọn mua giá: Nên chọn giá đậu (đỗ) có màu trắng ngà, mầm giá màu vàng, cọng không quá to, ngắn, thân khỏe, có mùi thơm riêng. Giá ủ bằng đạm hóa học có màu trắng bệch, mầm màu xanh, thân nở to, cọng lớn, mập, mọng nước

Rau xà lách soong: Có hai loại: xà lách soong cọng gài, ăn không ngon, không thơm, dùng nấu canh. Xà lách cọng nhỏ, ngắn ốm, lá tròn nhỏ, nấu canh hay trộn dầu giấm đều rất ngon
Chọn rau lá xanh, tươi, không bị sâu, lá không vàng úa là được

Rau cải xanh: Nên chọn rau tươi, không bị bám rầy, không sâu, cần phải còn non và chưa ra hoa
Rau ngót: nên chọn lá xanh sẫm, mượt, không sâu

Cải bắp: chọn những bắp nặng, lá dày, đầu khép kín không xòe, không ướt nước, phía ngoài lá còn xanh

Su hào: chọn củ màu xanh mướt, sờ mịn tay, không nứt, không nảy rễ hoặc mầm

Cà chua: chọn quả có màu hồng tươi, khía đều, da trơn láng, không dập ủng, cuống còn xanh tươi. Tốt nhất nên chọn cà chua hồng, ít hạt, cơm dày, vị không chua lắm, lại chứa nhiều sinh tố

Cà rốt: chọn củ da láng, không sần sùi, màu đỏ sậm, cuống nhỏ, có lá mầm

Khoai tây: chọn củ da hơi xù, màu vàng sậm, không nên mua khoai tây đã mọc mầm, biến màu

Khổ qua: chọn trái to vừa, thuôn, gai nở đều lớn, da láng. Khổ qua trắng có vị ngon hơn xanh. Khi nấu khổ qua trắng không nhờn và ít đắng

Bí đao: chọn trái thẳng, da láng, không tì vết, màu xanh mướt, nặng tay, sờ nhám những lông tơ

Đậu hà lan: chọn trái xanh tươi, mềm, hạt nhỏ

Bí rợ: chọn loại vở màu nhạt, trong xanh lá, ruột vàng, xơ nhuyễn, búng vào quả bí nghe bộp, giòn.

Bầu: chọn quả xanh mượt, sờ nhám tay bởi những giai nhỏ, bấm nhẹ vào để lại dấu là bầu non, rất ngọt

Dưa leo: chọn trái xanh, da hơi mốc trắng, nhám gai đen

Măng tươi: muốn biết măng non hay già, bấm móng tay vào búo măng, nếu thấy mềm là măng non, ngược lại là măng già, không nên mua

Đậu bắp: có hai loại dậu là trắng và xanh. Nên chọn những trái đậu bắp còn long tơ, da mướt, bẻ phần đuôi gãy ngọt

Khoai lang, khoai mỡ: chọn củ suôn, không bị sùng hoặc có vết, khoa lang mới thường ăn không ngọt

Khoai môn: củ con ăn ngon hơn củ cái

Mướp: nặng tay, xanh mượt, còn cuống. Mướp mới hái ăn rất ngọt
Mẹo chế biến thịt, cá ngon

Mẹo chế biến thịt, cá ngon



Để gà hấp được thơm ngon: đối với loại gà hấp không cần gia vị, nên dùng nước pha với bia, tỷ lệ 2 phần bia, 10 phần nước, để ngâm gà đã làm sạch. Ngâm trong 20 phút rồi lấy gà ra mang đi hấp
Muốn kho cá được thơm ngon: hãy pha một chén nước mắm tỏi ớt thật ngon, cho vào nồi cá rồi kho cho nước sệt lại.

Cách xử lý thịt không còn tươi: thịt không còn tươi, khi chế biến thường không còn vị thơm ngon. Để xử lý, bạn nên ướp thêm nhiều gia vị vào thêm vào nửa ly rượu nhỏ để át mùi tanh, trước khi nhắc nồi thịt xuống, chế thêm nửa ly rượu nữa, làm như thế thịt sẽ thơm ngon hơn.

Để miếng thịt nướng thơm ngon: thịt nước thơm ngon sẽ mềm, hơi ướt, không bị chát khô, cứng. Muốn vậy, trước khi nấu nướng phải được xối qua bằng nước sôi, lúc nước không được trở thịt nhiều lần mà nướng một bên chín rồi mới trở thịt. Nếu nướng thịt bằng lò nướng thì nên đặt một chén nước vào lò, nước bốc hơi do nóng làm cho miếng thịt không bị khô.

Để cá bớt mặn: nếu cá quá mặn, ta có thể rửa sạch cá bằng nước, sau đó cho cá vào trong rượu gạp ngâm một lúc, cá sẽ bớt mặn đi.

Để luộc mì không dính: sau khi luộc xong, bạn nên phun vào mì một ít rượu gạo, sợi mì sẽ tơi ra, lại rất ngon, hoặc trước khi thả mì vào luộc, bạn nên cho vào nước sôi một ít muối.

Để cá không bị nát khi chiên: nên nhúng cá vào nước ấm trước khi chiên.

Để thịt gà mềm hơn khi chế biến: nếu gặp gà già, thịt sẽ dai và cứng hơn, trước khi nấu bạn nên ngâm thịt vào nước pha một ít giấm khoảng hai giờ, sau đó đun lại bằng lửa nhỏ.

Nếu gặp vịt già: khi luộc hoặc hầm, bạn nên cho thêm vào nồi vịt một miếng thịt heo băm nhỏ, thịt sẽ rất mau mềm, cũng có thể ngâm giấm trước khi nấu như thịt gà.

Cách xử lý thịt bò dai: khi xắt thịt phải xắt miếng to và thật mỏng, dùng dao bản to đập mạnh cho bẹp ra, khi ướp cho một muỗng canh giấm hoặc rượu và một vài muỗng dầu ăn, để từ 15 – 20 phút, sau đó cho vào chảo dầu thật nóng, đảo nhanh tay và xúc ra đĩa.

Nấu thịt bò nhanh mềm: để nấu thịt bò nhanh mềm, nhất là bò gân, trước khi nấu nên cho thịt vào ngăn đông cho thịt đông đá cứng, sau đó rã đông, cắt ra và nấu. Lúc nấu hãy cho một chút giấm hoặc nước cốt thơm.

Để luộc lòng heo được ngon, trắng, giòn: khi luộc không nên cho muối mà cho vào cục phèn chua tầm nửa lóng tay, rồi bỏ lòng heo vào luộc.

Thịt luộc để lâu không đen: hãy nhúng thịt đã luộc chín vào nước sôi để nguội có pha phèn chua.

Thịt đông lạnh muốn rã đông nhanh: dùng muối nhạt, ngâm thịt vào, làm vậy vừa giữ được chất dinh dưỡng vừa đảm bảo vệ sinh cho thịt.

Để thịt đông lạnh tươi trở lại: hãy ngâm thịt vào tô nước gừng, sẽ tươi ngon như cũ.

Để nấu cá đông lạnh được ngon như cá tươi: cá để tủ lạnh, lúc đem nấu canh thì thường mùi vị sẽ không ngon, khi nấu bạn hãy cho vào canh một ít sữa bò.

Trong khi nấu không nên cho thêm nước vào, nếu không sẽ mất vị ngon và trở nên rất tanh.

Để thịt cá khô thơm ngon: trước khi chế biến hãy cho cá vào nước vo gạo ngâm trong 15 phút, sau đó vớt ra rửa sạch
Để không phải mua nhầm thực phẩm thiếu tính an toàn

Để không phải mua nhầm thực phẩm thiếu tính an toàn


Để không phải mua nhầm thực phẩm thiếu tính an toàn:
 - Các thực phẩm dễ hư thối như rau, quả, thịt, cá phải mua tươi hay bảo quản ướp lạnh.
 - Các thực phẩm đóng hộp có bao bì phải chú ý đến hạn sử dụng ghi trên bao bì.
 - Không nên để lẫn lộn thực phẩm ăn sống như rau quả với thực phẩm cần nấu chín như cá thịt.

Để không bị ngộ độc thức ăn:
Chọn thực phẩm tươi ngon, không bị dập, sâu, úa, ôi, ươn.
 - Sử dụng nước sạch để chế biến thức ăn.
 - Làm chín thức ăn để diệt khuẩn.
 - Rửa sạch dụng cụ ăn uống.
 - Cất thực phẩm nơi an toàn.
 - Bảo quản thực phẩm chu đáo, chống sự xâm nhập của côn trùng.
 - Rửa kỹ các loại rau quả.
 - Không dùng thực phẩm lạ, thực phẩm có chất độc.
 - Không dùng đồ hộp quá hạn sử dụng, những hộp bị phồng
.
Cách bảo quản sinh tố trong thức ăn
 - Không ngâm thực phẩm trong nước.
 - Không để thực phẩm khô, héo.
 - Không đun nấu thực phẩm lâi.
 - Bảo quản thực phẩm thích hợp và hợp vệ sinh.
 - Phải biết áp dụng hợp lý các quy trình chế biến và bảo quản thực phẩm.
 - Tránh hâm lại thức ăn nhiều lần
Mẹo chế biến thực phẩm theo phương pháp

Mẹo chế biến thực phẩm theo phương pháp

Phương pháp luộc
 - Làm sạch nguyên liệu thực phẩm
 - Luộc chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước
 - Ăn kèm với nước chấm
 - Yêu cầu kỹ thuật: nước luộc phải trong, động vật mềm chín, thực vật: rau có màu xanh, củ có bột chín bở

Phương pháp chần:
 - Cho thực phẩm vào một lượng nước lớn đang sôi trong thời gian ngắn
 - Yêu cầu kỹ thuật: thực phẩm còn giữ màu sắc tươi và mùi vị chính của nguyên liệu
 - Những thực phẩm có thể chần: rau cần, cải cúc, thịt bò, thận… các loại quả trước khi sên đường

Phương pháp nấu: 
 - Làm sạch nguyên liệu thực phẩm, xắt phù hợp, ướp gia vị
 - Nấu nguyên liệu động vật trước, sau đó cho nguyên liệu thực vật nấu tiếp
 - Nêm vừa ăn
 - Yêu cầu kỹ thuật: thực phẩm chín mềm, không dai, không nát

Phương pháp ninh
 - Thường dùng để làm chính thực phẩm xơ cứng, dai như măng khô, gân bò… hay ninh nhừ thực phẩm để lấy nước lèo
 - Cho thực phẩm vào nước lạnh, đun sôi mạnh, hớt bọt, hạ lửa nhỏ, đậy nắp, ninh tới khi thực phẩm nhừ mềm

Phương pháp hầm
 - Làm chín mềm thực phẩm với nhiều nước, đun lửa nhẹ trong thời gian dài
 - Nguyên liệu động vật ướp và nấu trước, đến khi mềm cho nguyên liệu thực vật vào hầm tiếp
 - Yêu cầu kỹ thuật: thực phẩm chín mềm nhưng không rã nát, nước xâm xấp sánh, mùi vị thơm ngon đậm đà

Phương pháp hấp (đồ)
 - Làm sạch nguyên liệu, ướp gia vị
 - Hấp chín bằng sức nóng hơi nước, nấu lửa to
 - Yêu cầu thực phẩm chín mềm, ráo nước, không có nước hay rất ít nước

Phương pháp chưng (tần)
 - Giống hấp nhưng chế biến đơn giản hơn, ít nguyên liệu phối hợp và gia vị
 - Thực phẩm sau khi sơ chế, cho vào liễn có nắp đậy, đặt trực tiếp vào nồi chứa ít nước, khi nước sôi, nhiệt sẽ đi vào thực phẩm, dần dần bốc hơi, gặp nắp đậy, hơi nước đọng lại rồi nhỏ xuống thực phẩm

Phương pháp xào
 - Làm chín thực phẩm với số lượng chất béo ít, dùng lửa to trong thời gian tương đối ngắn
 - Nguyên liệu động vật được rửa, xắt mỏng, ướp gia vị. nguyên liệu thực vật xắt mỏng hay xắt sợ
 - Làm nguyên liệu động vật trước cho chín, xúc ra để riêng, xào thực vật chín xong, cho thực phẩm động vật đã chín vào trộn đều
 - Yêu cầu kỹ thuật: thực phẩm chín mềm, không dai, ít nước, gia vị vừa ăn

Phương pháp rán (chiên)
 - Làm sạch nguyên liệu, xất phù hợp, tẩm gia vị
 - Cho nguyên liệu vào dầu, mỡ đang nóng già, rán vàng đều, chín kỹ
 - Yêu cầu kỹ thuật: giòn, xốp, ráo mỡ, chín

Phương pháp rang: 
 - Làm sạch nguyên liệu động vật hay thực vật
 - Cho thực phẩm vào chảo có dầu, mỡ, hoặc không có dầu mỡ, sau đó đảo đều cho thực phẩm chín giòn
 - Yêu cầu kỹ thuật: khô, săn chắc, thơm

Phương pháp ram: 
 - Là phương pháp kết hợp hai cách chiên và hầm
 - Làm sạch nguyên liệu, xắt phù hợp từng món ăn
 - Chiên vàng đều, cho nước vào, đậy nắp, đun lửa nhỏ


 - Yêu cầu kỹ thuật: thực phẩm chín mềm, thơm, ít nước, sánh, màu vàng sậm, béo, vị vừa ăn
Mẹo chế biến thực phẩm: Mẹo hay với món luộc, hấp

Mẹo chế biến thực phẩm: Mẹo hay với món luộc, hấp



Cách luộc bắp ngon: hãy cho vào khúc mía và luộc chung.

Cách luộc miến, mì không nát: đun nước sôi tim, thả mì hay miến vào, khuấy đều rồi đậy nắp lại. Chờ nước sôi, cho thêm tí nước lạnh vào, đun thêm nửa phút thì nhắc xuống, cho vào rổ, phun rượu vào mì, miến, sẽ không dính lại và rất ngon.

Để khoai tây dẻo khi rán hoặc nấu chè: khoai tây gọt vỏ, xắt miếng theo yêu cầu chế biến, sau đó cho khoai vào thau nước muối, ngâm độ 5 – 10 phút, vớt ra, để ráo là có thể nấu hoặc rán được.

Cách chiên khoai cho giòn: khi mua, chọn của to, dài, tươi. Khoai đem về, gọt vỏ, xắt lát dày 1cm, để dầu thật sôi, áo lớp bột mì mỏng bên ngoài, xong cho khoai vào chảo dầu, khoai hơi vàng, vớt ra khay có lót giấy hút dầu, để ráo, xong cho khoai vào chảo chiên lại cho đến lúc vàng đều, làm cách này khoai sẽ giòn lâu hơn.

Cách chiên khoai tây cho đẹp: khi gọt vỏ, ngâm khoai vào nước có pha vài giọt chanh, trước khi chiên nên phết dầu ăn bên ngoài khoai.

Cách nấu khoai tây nhưng vẫn giữ mùi thơm: khoai ngâm nước muối, vớt ra để ráo, cho vào nấu, vắt vào vài giọt chanh vào nồi.

Cách nấu rau câu, thạch trong: muốn nấu rau câu, thạch được trong, nên cho vào nồi một chút nước cốt chanh.

Cách nấu táo nhanh: mua táo khô về, dùng kéo cắt đi hai đầu của trái táo rồi mới cho vào luộc, táo sẽ chín rất nhanh, lại không mất mùi thơm vốn có của táo.

Cách lột vỏ hạt dẻ: dùng dao tách phần cứng ở ngoài của hạt dẻ đi, tiếp theo cho hạt dẻ vào luộc từ 3 – 5 phút, sau đó vớt ra ngâm nước lạnh khoảng 5 phút, sau cùng chỉ cần dùng tay bóc lớp màng ở ngoài đi là có thể ăn được mà không sợ làm mất đi hương vị đặc biệt của hạt dẻ.

Cách nấu đậu mau nhừ: ngâm đậu trước một đêm với nước pha muối, trước khi nấu nhớ rửa sạch.

Cách luộc sủi cảo không dính: khi trộn bột sủi cảo, cứ 500g bột mì thì cho vào một quả trứng gà, như vậy vỏ sủi cảo sẽ chắc hơn và không bị dính vào nhau
Cũng có thể cho vào nồi nước luộc vài cọng hành.

Cách luộc đậu bắp không bị nhớt: khi luộc nên vắt vào vài giọt chanh.

Cách hấp bánh không bị dính: nếu thấy bánh bị dính, sau khi hấp chín, hãy mở nắp nồi ra, sau đó hấp tiếp khoảng 5 phút, bánh sẽ không bị dính vào khay.

Để gói bánh bột nếp không bị dính lá, khi nhồi bột, thêm một chút bột dao vào.

Cách nấu hạt sen: hạt sen thường nấu rất khó mềm, khi nấu nên đun lửa nhỏ và không nên mở nắp.

Cách nấu xương cá cho nhừ: cho vào nồi vài viên sơn tra tử, mua ở tiệm thuốc tây.

Cách xào giá đậu ngon: giá đậu non thường có vị chát, khi xào nên cho vào một ít giấm, khi xào giá hết chát mà lại giòn ngon.

Cách xào hành tây thơm ngon: khi xắt hành xong nên trộn một ít bột mỳ, làm vậy khi xào xong hành sẽ có màu vàng ươm rất đẹp, lại giòn.

Cách xào ngó sen không bị thâm đen: khi xào ngó sen nên cho vào một ít nước lã.

Cách giữ ngó sen không bị biến màu: ngó sen mang về cắt khúc, nhúng ngay vào nước sôi rồi vướt ra nga, ngâm sen vào chậu nước có pha vài muỗng muối ăn, để khoảng 10 phút, vớt ra rửa lại bằng nước sạch, khi trộn gỏi nên cho thêm giấm gừng đã giã nhỏ, bột ngọt, hành phi trộn đều